Trời đất ơi!
Câu hỏi bạn đặt ra là "Trình độ đại học có phải là một loại tài sản không?".
Còn bạn cho rằng "bằng đại học" là một loại tài sản thì tôi phải kếu trời thêm lần nữa.
Phải nhắc lại với bạn lần nữa về khái niện tài sản. Theo quy định tậi Điều 163 BLDS: "Tài sản bao gồm
vật,
tiền,
giấy tờ có giá và các
quyền về tài sản".
Là tiền thì bỏ qua nhé.
Vật: với ý nghĩa là một phạm trù pháp lý, vật là một bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng được một nhu cầu nào đó về vật chất của con người. Ngoài yếu tố đáp ứng được nhu cầu của con người, vật với tính cách là tài sản phải nằm trong sự chiếm hữu của con người, có đặc trưng giá trị và trở thành đối tượng của giao dịch dân sự.
Bằng Đại học có đáp ứng được nhu cầu trên không? Có đặc trưng giá trị không?
Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG.
Giấy tờ có giá: là các loại giấy tờ giá trị được bằng tiền và đưa được vào giao dịch dân sự. Các loại giấy tờ được coi là tài sản phải được chuẩn hoá về tên gọi cũng như về tính chất, được quy định cụ thể trong các văn bản về giấy tờ có giá. Ví dụ như cổ phiếu, trái phiếu, séc, công trái...
Bằng Đại học có giá trị được bằng tiền không? Có đưa vào giao dịch được không? Có được văn bản nào quy định nó là giấy tờ có giá không?
Câu trả lời vẫn chắc chắn là KHÔNG. Có những trường hợp người ta mua bán bằng đại học, nhưng đó là giao dịch bất hợp pháp.
Về quyền tài sản thì tôi đã phân tích ở trên rồi. Và khẳng định luôn Bằng Đại học không phải là quyền tài sản.
Ấy vậy mà bạn lại cho rằng Bằng Đại học là một loại tài sản.
Vậy có một câu hỏi đặt ra cho bạn:
Nếu cô SV yêu cầu chia cái trình độ đại học (hoặc kể cả là yêu cầu chia cái Bằng Đại học) của anh chàng SV kia, bạn sẽ chia thế nào?
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!