Chào bạn! Dựa vào thông tin mà bạn đã cung cấp tôi có một vài góp ý như sau:
Thứ nhất, ông Hữu có thuộc đối tượng được trả trợ cấp thôi việc không?
Theo quy định tại điều 42 Bộ luật lao động 1994 người lao động đươc hưởng trợ cấp thôi việc trong những trường hợp sau:
Điều 42.
1- Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ một năm trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có
Theo quy định hợp đồng lao động chấm dứt khi người lao động chết (khoản 5 điều 36) thì người sử dụng lao dộng có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Trong trường hợp này ông Hữu đã làm ở công ty từ tháng 9/1993 đến 7/2008, đã trên 12 tháng nên ông Hữu được hưởng trợ cấp thôi việc.
Thứ hai, thời gian tính trợ cấp thôi việc của ông Hữu
Theo quy định tại điều 14 nghị định 44/2003/NĐ-CP thì thời gian trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động
Điều 14. Trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động được quy định như sau:
3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc:
a) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian đã làm việc theo các bản hợp đồng lao động đã giao kết (kể cả hợp đồng giao kết bằng miệng) mà người lao động thực tế làm việc cho người sử dụng lao động đó;
b) Người lao động trước đây đã là công nhân, viên chức nhà nước nay vẫn làm việc ở đơn vị, thì thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc ở đơn vị đó;
c) Trường hợp người lao động trước khi làm việc cho doanh nghiệp nhà nước mà đã có thời gian làm việc ở các đơn vị khác thuộc khu vực nhà nước, nhưng chưa được trợ cấp thôi việc, thì doanh nghiệp nơi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đó theo quy định của pháp luật. Các đơn vị sử dụng lao động trước đây có trách nhiệm chuyển trả cho doanh nghiệp đã chi trả, nếu đơn vị cũ đã chấm dứt hoạt động thì ngân sách nhà nước sẽ hoàn trả.
Thêm vào đó vì công ty ông Hữu làm việc là doanh nghiệp nhà nước nên theo quy định chuyển tiếp thì thời gian phục vụ trong quân đội cũng được tính vào thời gian trợ cấp thôi việc.
Thứ ba, về việc công ty có phải đề nghị Quân khu 9 chuyển trả lại cho công ty không?
Cũng theo quy định của điều 14 nghị định này thì “Các đơn vị sử dụng lao động trước đây có trách nhiệm chuyển trả cho doanh nghiệp đã chi trả, nếu đơn vị cũ đã chấm dứt hoạt động thì ngân sách nhà nước sẽ hoàn trả.” Như vậy quân khu 9 có trách nhiệm hoàn trả cho công ty.
Hiện nay do thông tin bạn cung cấp còn hạn chế để có được câu trả lời chính xác hơn bạn nên liên hệ trực tiếp với chúng tôi để cung cấp thêm những thông tin cụ thể, cũng như trao đổi để tìm ra phương án tốt nhất.
Chuyên viên tư vấn Nguyễn Thu Hồng
Cập nhật bởi clevietkimlaw1 ngày 09/03/2017 02:46:06 CH
BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT DÂN SỰ | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM
M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com
Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.