Tính pháp lý của hợp đồng vay tiền viết tay?

Chủ đề   RSS   
  • #505950 29/10/2018

    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Tính pháp lý của hợp đồng vay tiền viết tay?

    Hợp đồng vay mượn tiền hoặc hàng hóa được ký bằng tay, trường hợp này luật không bắt buộc công chứng, chứng thực do đó về nguyên tắc nếu ký giữa các cá nhân thì vẫn có giá trị pháp lý.
    Nếu hợp đồng mượn tiền hoặc hàng hóa có chữ ký và con dấu của cả 2 bên tổ chức thì cũng không cần công chứng, chứng thực.

    Theo quan điểm của các bạn thì sao? 

     
    6890 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #505955   29/10/2018

    nguyenquachcongminh
    nguyenquachcongminh

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2018
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 550
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Căn cứ các qui định của Bộ luật dân sự 2015 nêu trên, hợp đồng vay tài sản của các tổ chức, cá nhân khác không phải là tổ chức tín dụng thì không cần phải công chứng, chứng thực, chỉ cần giao kết bằng văn bản hai bên ký hoặc bằng hành vi là có hiệu lực pháp luật và bắt buộc các bên phải chấp hành. Nếu một bên vi phạm thì bên kia có quyền khởi kiện tới tòa án để được xem xét giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

    Hợp đồng với tổ chức tín dụng thì phải công chứng.

     
    Báo quản trị |  
  • #511169   30/12/2018

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


     

    nguyenquachcongminh viết:

     

    Căn cứ các qui định của Bộ luật dân sự 2015 nêu trên, hợp đồng vay tài sản của các tổ chức, cá nhân khác không phải là tổ chức tín dụng thì không cần phải công chứng, chứng thực, chỉ cần giao kết bằng văn bản hai bên ký hoặc bằng hành vi là có hiệu lực pháp luật và bắt buộc các bên phải chấp hành. Nếu một bên vi phạm thì bên kia có quyền khởi kiện tới tòa án để được xem xét giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

    Hợp đồng với tổ chức tín dụng thì phải công chứng.

     



    Hợp đồng với tổ chức tín dụng thì phải công chứng quy định bắt buộc ở đâu vậy bạn? Bởi mình chỉ biết các hợp đồng liên quan đến bất động sản (chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế...) mới bắt buộc phải công chứng, nếu không sẽ vô hiệu vì không đúng hình thức. Còn trường hợp này, mình nghĩ công chứng khi đối tượng trong giao dịch là bất động sản (nhà đất); còn các giao dịch khác thì do yêu cầu của bên tổ chức tín dụng thôi.

     

    Cập nhật bởi thuylinh2311 ngày 30/12/2018 05:59:12 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #506363   31/10/2018

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Theo quan điểm của mình thì hành vi vay mượn tài sản (tiền, hàng hóa) giữa 02 tổ chức với nhau cũng chỉ thuộc quan hệ dân sự bình thường nên Hợp đồng này hoàn toàn có giá trị pháp lý.

    Thậm chí là cũng không có văn bản nào bắt buộc Hợp đồng giữa các tổ chức ký với nhau phải có đóng dấu cả (trừ khi Điều lệ của 01 trong 02 bên có quy định). Do đó, hiệu lực của hợp đồng vay mượn tài sản này chỉ cần xác định nội dung không trái với quy định pháp luật và người ký hợp đồng là người có thẩm quyền của 02 tổ chức là ok.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #507342   12/11/2018

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể và không có quy định nào bắt buộc hợp đồng cho vay tài sản phải được xác lập bằng hợp đồng. Do đó, theo mình thì có thể giao kết bằng hình thức nào cũng được nhưng để cho chắc thì nên làm hợp đồng để sau này có tranh chấp thì lôi giấy trắng mực đen ra cho dễ nói chuyện.

     
    Báo quản trị |  
  • #507773   15/11/2018

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Hợp đồng vay tiền là một trong các loại hợp đồng dân sự. Pháp luật quy định hợp đồng dân sự có thể văn bản, lời nói hoặc hành vi nhất định. Trong trường hợp pháp luật quy định bắt buộc hợp đồng phải tuân theo hình thức nhất định thì hợp đồng mới phải tuân theo quy định đó.

    Theo đó Hợp đồng vay tiền pháp luật không quy định bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Chỉ cần hợp đồng thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi nhất định (đưa tiền cho nhau mà không nói gì...) là cũng có thể có hiệu lực pháp luật. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #509024   30/11/2018

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    Điều 471 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có qui định”. Theo quy định thì hợp đồng vay tài sản của các tổ chức, cá nhân khác không phải là tổ chức tín dụng thì không cần phải công chứng, chứng thực, chỉ cần giao kết bằng văn bản hai bên ký hoặc bằng hành vi là có hiệu lực pháp luật và bắt buộc các bên phải chấp hành.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #509033   30/11/2018

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14891
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Về bản chất đây là một giao dịch dân sự thông thường thôi, không có quy định bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Việc lập hợp đồng viết tay, hai bên thỏa thuận và ký vào vẫn đảm bảo quy định, vẫn có giá trị pháp lý và hai bên phải tuân thủ thỏa thuận nêu trên.

     
    Báo quản trị |  
  • #576803   31/10/2021

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1197)
    Số điểm: 8760
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Đồng ý với một vai quan điểm của mọi người rằng là: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015.

    Tuy nhiên, trường hợp mà bạn đưa ra là: Nếu hợp đồng mượn tiền hoặc hàng hóa có chữ ký và con dấu của cả 2 bên tổ chức thì cũng không cần công chứng, chứng thực.
     
    Như vậy, tổ chức ở đây chứng ta phải để nó trong dấu ngoặc kép, khi mà ngoài kia có có hàng trăm tổ chức nhưng hoạt động không gióng nhau, có những tổ chức tín dụng, phi tín dụng hay ngân hàng thì tính chất nó lại khác, ngoài việc điều chỉnh luật chung là dân sự thì còn điều chỉnh bởi luật chuyên ngành nếu tổ chức đó là tổ chức tín dung,.
     
    Do đó, để đươc toàn diện hơn thì chúng ta có thể chia ra các trường hợp vay dân sự, cá nhân bình thường mặt dân sự thì hoàn toàn không cần công chứng, xác nhận. còn ngược lại ben các tổ chức tín dụng thì phải có dấu xác nhận cũng chư ván đề về đảm bảo thực hiện nghã vụ vay bằng văn bản thay vi lời nói hay hàng vi như dân sự.
     
    Báo quản trị |  
  • #579071   31/12/2021

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1197)
    Số điểm: 8760
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Thứ nhất là đảm bảo quy tắc dân sự phổ biến, chính là sự thỏa thuận của các bên không phải là tổ chức tín dụng.

    Tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định rõ:

    Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Như vậy, bản chất là dân sự thỏa thuận, Pháp luật quy định hợp đồng dân sự có thể văn bản, lời nói hoặc hành vi nhất định. Trong trường hợp pháp luật quy định bắt buộc hợp đồng phải tuân theo hình thức nhất định thì hợp đồng mới phải tuân theo quy định đó. Pháp luật Việt Nam không có quy định về việc hợp đồng vay tài sản bắt buộc phải công chứng.

    Thứ hai, Nếu hợp đồng mượn tiền hoặc hàng hóa có chữ ký và con dấu của cả 2 bên tổ chức thì cũng không cần công chứng, chứng thực.

    Bản thân việc thành lập doanh nghiệp, công ty gọi chung là tổ chức như bạn đề cập khi mượng hàng hóa có chữ ký và con dấu thì không cần công chứng, chứng thực. Vẫn là quan hệ dân sự bình thường, nhưng độ xác tín cao hơn so với cá nhân vay mượn bằng hình thức khác.

    Bản thân khi các tổ chức được hình thành thì nhà nước cớ quan có thẩm quyền đã cấp phép hoạt động và quyền hoạt động kinh doanh của mình, thì chính chữ ký con dấu đó như một sự xác nhận giữa các giao dịch rồi, nếu có phát sinh tranh chấp xảy ra thì dựa vào con dấu, chữ ký của công ty mình có thê khởi kiện nhanh chóng. Bao gồm địa chỉ của tổ chức, người đứng đầu của tổ chức.

     

     
    Báo quản trị |