Tình nghĩa mẹ con!

Chủ đề   RSS   
  • #481355 06/01/2018

    Hienvuongquoc

    Male
    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:06/01/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Tình nghĩa mẹ con!

    xin chào luật sư.!xin luật sư chỉ con về chuyện đất đai. Khoảng năm 1975, bà ngoại con có 4 người con, mẹ con là con đầu. Khi đó cùng ở trên một căn nhà gồm vuờn. Khi đó bà ngoại cho tất cả nhà và vườn mẹ con đứng tên tới nay. Bà và mấy cậu dì lên Sài Gòn lập nghiệp, vẫn về quê mỗi năm. Một biến cố xảy ra, khoảng 2015, anh của con ( mẹ con có 2 người con), làm ăn thua lỗ, và đành phải bán 1|4 miếng đất của mẹ. Khi đó bà ngoại nói mẹ con là để bà ngoại đứng tên để không là mất hết rồi bà sẽ di chúc lại cho mẹ. ( nhà mẹ con với con rất nghèo, chỉ có 1 cái nhà đó ợ). Tất cả chỉ bằng miệng ( vì mẹ con mà). Nhưng khi làm xong hết giấy tờ bà lại cho đứa cháu con của dì mượn vay ngân hàng ( con nghĩ tất cả người đó đều tìm cách chiếm đoạt, trong khi họ rất giàu), và năm 2017 nói giờ không có khả năng trả nữa. Và bà ngoại đaải bán đi 1 phần. Nhưng vẫn không có ý, di chúc cho mẹ con, và tính chiếm luôn. Xin hỏi luật sư vậy mẹ con có đòi lại đươc ko. Và bà ngoại có phải tội lợi dụng người khác chiếm đoạt ko. Kính mong luật sư ( giờ mẹ con ko có nhà để ở).Chân thành!
     
    2979 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #481371   07/01/2018

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Xin chào bạn! Vấn đề bạn hỏi t xin trả lời như sau:

    Do thông tin bạn đưa ra không cụ thể nên t không thể có căn cứ tư vấn chính xác cho bạn được. 

    Theo như thông tin nêu trên thì có vẻ diện tích đất trên là của ông bà bạn để lại chứ không phải của mẹ bạn. Việc bà ngoại cho đứng tên nhưng không nói là tặng cho. Do đó, về nguyên tắc thì đất đó vẫn thuộc sử dụng của bà ngoại bạn. Và không có cơ sở đẻ xác định hành vi chiếm đoạt của bà ngoại bạn.

    Tuy nhiên, nếu đất đó được hình thành là tài sản chung của vợ chồng ông ngoại bạn mà ông ngoại bạn mất thì mẹ bạn cũng sẽ là đồng sở hữu diện tích đất trên. Mọi tặng cho, chuyển nhương, cầm cố, thế chấp phải có sự đồng ý của những người đồng sở hữu.

    Trên đây là tư vấn sơ lược của tôi. Nếu cần tư vấn hoặc hỗ trợ chi tiết, bạn cần nêu chi tiết cụ thể về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng và hiện trạng thực tế của vụ việc thì t mới có cơ sở tư vấn chính xác cho bạn được. 

    Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể inbox cho t hoặc trực tiếp hỏi trên bài đăng này,

    Thân!

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    Hienvuongquoc (12/01/2018)
  • #481409   07/01/2018

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần


    Chào bạn,

    Tóm lược câu chuyện của bạn là, năm 1975 cả gia đình Ngoại bạn đồng ý cho Mẹ của bạn sử dụng và đứng tên GCN thửa đất ở quê để cả nhà lên Saigon sinh sống. Đến năm 2015 Mẹ của bạn bán đi 1/4 thửa đất để trả nợ cho anh trai bạn. Sau đó bà Ngoại của bạn đã thuyết phục Mẹ bạn chuyển lại cho bà đứng tên GCNQSDĐ với lời hứa sẽ di chúc lại cho Mẹ của bạn thửa đất đó nhưng cuối cùng cho tới nay thì bà Ngoại không thực hiện.

    Nếu diễn biến câu chuyện đúng như vậy thì Mẹ của bạn gần như không thể đòi lại được QSD thửa đất, bởi việc Mẹ chuyển quyền cho Ngoại không có bằng chứng để chứng minh là bị lừa dối, bị cưỡng ép... hoặc là giao dịch có điều kiện nhưng Ngoại đã không thực hiện đúng nghĩa vụ theo điều kiện đó.

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    Hienvuongquoc (12/01/2018)