Thực tế có rất nhiều sinh viên Luật không thích Toán và tính toán rất tệ rồi tự an ủi rằng học Luật thì không cần phải "động chạm" đến Toán ! Theo tôi, sinh viên Luật, cử nhân Luật... thậm chí Luật sư thì không cần giỏi Toán nhưng phải biết làm Toán vì biết làm Toán thì mới tính được tạm ứng án phí, án phí, phí thi hành án, mới chia được thừa kế, chia tài sản chung, mới xem được bảng vẽ nhà đất tranh chấp theo tỷ lệ...v....v......
Đề bài nêu trên, có thể chỉ cần tính nhẩm thôi cũng đã có đáp án tổng tiền mà B phải trả cho A là 2.540.000.000 đồng gồm 2.000.000.000 đồng nợ gốc + 540.000.000 đồng tiền lãi quá hạn trong 15 tháng. Giải thích (cơ sở pháp lý : khoản 5 điều 466 BLDS 2015) :
- Do tới hạn bên vay đã trả đủ lãi nên không tính lãi chậm trả
- Do bên cho vay đồng ý cho gia hạn 02 tháng để trả nợ gốc mà không đề cập gì tới lãi suất trong 02 tháng này nên trong 02 tháng đó không tính lãi.
- Do quá hạn 15 tháng (kể từ ngày hết hạn được gia hạn) nên phải tính lãi trên nợ gốc quá hạn = 150% lãi suất trong hạn, tức = 1,2 %/tháng (lãi suất trong hạn) x 150% = 1,8%/tháng. Tức mỗi tháng phải trả lãi 2 tỷ x 1,8% = 36 triệu => 15 tháng x 36 triệu = 540 triệu.
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557
231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM