Tình huống về việc tiếp nhận thành viên mới vào công ty hợp danh

Chủ đề   RSS   
  • #610963 25/04/2024

    tuyetnhu2k5

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:25/04/2024
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tình huống về việc tiếp nhận thành viên mới vào công ty hợp danh

    Câu 1:

    Ngày 6/7/2022, các ông (bà) Xuân, Hạ, Thu, Đông góp vốn thành lập Công ty hợp danh Bốn Mùa do ông Hạ làm Giám đốc kiêm chủ tịch HĐTV. Ngày 01/08/2022, Bà Lan bạn thân của bà Thu muốn góp vốn vào công ty nên bà Thu đã triệu tập hội đồng thành viên.
    1. Bà Thu có thẩm quyền triệu tập HĐTV không? Vì sao?
    Giả sử cuộc họp được diễn ra, trong cuộc họp ông Hạ không đồng ý để Bà Lan góp vốn và trở thành thành viên hợp danh của công ty với lý do bà đã từng có tiền án, có thể làm ảnh hưởng xấu dến hình ảnh của công ty.
    2. Bà Lan có thể trở thành thành viên hợp danh của Công ty hay không biết rằng ba thành viên còn lại đều đồng ý. Vì sao?
    Giả sử bà Lan trở thành thành viên hợp danh của Công ty theo Nghị quyết của HĐTV. Do không đồng ý Nghị quyết của HĐTV ông Hạ có ý định rút vốn. Tháng 11/2022, ông Hạ chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của Công ty. Đến 03/02/2023, Công ty phải thực hiện trả nợ 5 tỷ VNĐ của Ngân hàng ACB từ ngày 6/9/2022
    3. Việc rút vốn của ông Hạ có được không? Vì sao?
    4. Trách nhiệm pháp lý của ông Hạ, Bà Lan và các thành viên hợp danh là như thế nào? Giải thích? Biết rằng lúc này tài sản của công ty chỉ còn 5 tỷ đồng
     
    426 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #613670   04/07/2024

    lamtuyet9366
    lamtuyet9366
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:04/05/2024
    Tổng số bài viết (265)
    Số điểm: 3374
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 142 lần


    Tình huống về việc tiếp nhận thành viên mới vào công ty hợp danh

    Chào bạn! Bạn có thể tham khảo câu trả lời sau:

    (1) Căn cứ theo Điều 183 Luật Doanh Nghiệp năm 2020 về triệu tập họp Hội đồng thành viên như sau:

    Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể triệu tập họp Hội đồng thành viên khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của thành viên hợp danh. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp theo yêu cầu của thành viên hợp danh thì thành viên đó triệu tập họp Hội đồng thành viên.

    Như vậy, người có quyền triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên là Chủ tịch Hội đồng thành viên và các thành viên hợp danh khác. Do đó, thành viên góp vốn công ty hợp danh không được quyền triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên.

    (2) Thành viên hợp danh phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc trường hợp bị hạn chế quyền dân sự theo quy định của pháp luật. Do đó việc bà Lan có tiền án không hẳn là lý do để loại trừ khả năng trở thành thành viên hợp danh.

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 182 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định như sau:

    - Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh tán thành:

    + Định hướng, chiến lược phát triển công ty;

    + Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

    + Tiếp nhận thêm thành viên mới;

    + Chấp thuận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên;

    + Quyết định dự án đầu tư;

    + Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị từ 50% vốn điều lệ của công ty trở lên, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;

    + Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;

    + Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên;

    + Quyết định giải thể; yêu cầu phá sản công ty.

    Trong trường hợp cả ba, Xuân - Thu - Đông đều là thành viên hợp danh thì khi có  3/4 số phiếu được tán thành, vậy nên bà Lan chắc chắn được trở thành thành viên hợp danh của Công ty Bốn Mùa.

    (3) Tại khoản 2 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định thời điểm rút vốn như sau

    - Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.

    Công ty được thành lập vào ngày 06/7/2022 mà việc ông Hạ chấm dứt tư cách thành viên hợp danh là vào tháng 11/2022 đồng nghĩa với việc là năm tài chính chưa kết thúc và báo cáo tài chính năm đó chưa được thông qua nên việc ông Hạ rút vốn là điều không thể thực hiện được.

    (4) Theo giả sử bà Lan đã trở thành thành viên hợp danh mới của công ty theo nghị quyết của HĐTV.

    Theo Điều 186 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về tiếp nhận thành viên mới như sau:

    - Công ty có thể tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn; việc tiếp nhận thành viên mới của công ty phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.

    - Thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn phải nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được chấp thuận, trừ trường hợp Hội đồng thành viên quyết định thời hạn khác.

    - Thành viên hợp danh mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty, trừ trường hợp thành viên đó và các thành viên còn lại có thỏa thuận khác.

    Như vậy, trừ trường hợp thành viên mới và các thành viên còn lại có thỏa thuận khác thì thành viên hợp danh mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ với Công ty

    Ngày bà Lan được chấp thuận vào công ty 1/8/2022 mà khoản nợ phát sinh từ ngày 6/9/2022 tức là sau khi bà Lan thành viên hợp danh của công ty cho nên theo nghĩa vụ của thành viên hợp danh sẽ liên đới chịu trách nhiệm về khoản nợ.

     
    Báo quản trị |