Tình huống tư pháp hộ tịch

Chủ đề   RSS   
  • #483065 22/01/2018

    Tình huống tư pháp hộ tịch

    Anh A và chị B kết hôn với nhau có đăng ký kết hôn và sinh được cháu M vào năm 2010. Tháng 01 năm 2016 hai anh chị bị chết trong một vụ tai nạn. Tháng 02 năm 2016, ông bà nội cháu M muốn đăng ký làm giám hộ cho cháu M. Tuy nhiên, ông bà ngoại của M cũng muốn làm người giám hộ cho M. Trong trường hợp này, công chức tư pháp-hộ tịch cần giải quyết như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký giám hộ, thủ tục ra sao?

     
    14176 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #483142   23/01/2018

    yenlinh2010
    yenlinh2010
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (309)
    Số điểm: 2473
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 56 lần


    Vấn đề của bạn có thể tham khảo như sau:

    Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 47 Bộ luật dân sự 2015 về người được giám hộ bao gồm người “Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ”, thì trường hợp của bạn thuộc giám hộ tại quy định khoản này.

    Và đối tượng là giám hộ đương nhiên trong trường hợp này được quy định tại tại điều 52 Bộ Luật dân sự 2015 về giám hộ đương nhiên

     “Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:

    1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

    2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.

    3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.”

    Đối chiếu quy định tại điều 52 thì trong trường hợp này bé không có anh chị em ruột nào thì đối tượng giám hộ đương nhiên là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại nhưng vì các bên đang có tranh chấp về giám hộ của cháu bé. Và theo quy định thì khuyến khích các bên là ông nôi, bà nội, ông ngoại ,bà ngoại  thỏa thuận cử một người trong số họ để giám hộ cho cháu bé. Vì vậy UBND xã  có thể tố chức một buổi hòa giải để hòa giải thỏa thuận về việc cử giám hộ.

    Nếu trường hợp các bên không  thỏa thuận được việc giám hộ, thì có thể hướng dẫn họ viết đơn khởi kiên ra tòa án để giải quyết tranh chấp về việc giám hộ vì đây thuộc thẩm quyển  tòa án quy định tại khoản 8 điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự  2015 về những tranh chấp về hôn nhân gia đình thuộc thẩm quyền của tòa án “Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật”. Khi có quyết định của Tòa án thì cơ quan quản lý tư pháp hộ tịch căn cứ vào quyết định để đăng  ký giám hộ.

     
    Báo quản trị |