Tình huống luật đầu tư

Chủ đề   RSS   
  • #408291 01/12/2015

    Tình huống luật đầu tư

    Mình có một tình huống về luật đầu tư, mọi người góp ý giúp mình nhé!

    Tập đoàn Hyundai Hàn QUốc và tập đoàn Vinashin Việt Nam dự kiến cùng hợp tác đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực cảng biển và đóng tàu biển tại huyện Ninh Hòa, thuộc tỉnh Khánh Hòa.
    Với tư cách là luật sư, hãy tư vấn về hình thức đầu tư mà các nhà đầu tư có thể thực hiện theo pháp luật Việt Nam?
    Theo anh (chị) đầu tư theo hình thức nào là tốt nhất, vì sao?
    Hãy tư vấn cụ thể về thủ tục đầu tư theo hình thức mà anh (chị) cho là tốt nhất?
    Trình bày về chế độ ưu đãi đầu tư của dự án trên?

     
    31780 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nhipham213 vì bài viết hữu ích
    ngothinga2111 (13/07/2020) hoàng thị thêm (24/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #425238   21/05/2016

    Chào bạn!

    Với câu hỏi của bạn chứng tôi xin được trả lời như sau:

    Trong tình huống bạn đưa ra, Tập đoàn Hyundai Hàn QUốc và tập đoàn Vinashin Việt Nam có thể lựa chọn một trong hai hình thức đầu tư sau:

    1.     Thành lập tổ chức kinh tế dưới hình thức liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư Việt Nam:

    Nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh với nhà đầu tư trong nước để đầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;

    Doanh nghiệp được thành lập theo hình thức nêu trên được phép liên doanh với nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài để thành lập một tổ chức kinh tế mới.

    2.     Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh do doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư tại Việt Nam:

    Trường hợp đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài với một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước (sau đây gọi tắt là các bên hợp doanh) thì nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh phải có quy định về quyền lợi, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên hợp doanh;

    Trong quá trình đầu tư, kinh doanh, các bên hợp doanh có quyền thoả thuận thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên hợp doanh thỏa thuận. Ban điều phối không phải là cơ quan lnh đạo của các bên hợp doanh;

    Như vậy, trong trường hợp này Tập đoàn Hyundai Hàn QUốc và tập đoàn Vinashin Việt Nam dự kiến cùng hợp tác đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực cảng biển và đóng tàu biển tại huyện Ninh Hòa, thuộc tỉnh Khánh Hòa. Từ đó ta có thể thấy nếu việc thực hiện dự án này mang tính chất lâu dài thì nên lựa chọn việc  thành lập công ty, tuy nhiên việc thành lập công ty sẽ phải thực hiện nhiều loại thủ tục và mất thời gian lâu hơn còn nếu dự án này ngắn hạn và muốn thực hiện nhanh chóng thì lựa chọn hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC).

    Công ty Luật Hải Nguyễn và Cộng sự

    CV. Hà Hằng

    Công Ty Luật Hải Nguyễn và cộng sự - Hotline: 0973.509.636

    Website: www.lamchuphapluat.vn - Email: luathainguyen@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #482570   18/01/2018

    minhtuhlu0210
    minhtuhlu0210

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 2 lần


    Mình cảm ơn câu trả lời của bạn, mình thấy rằng với trường hợp trên thì hình thức đầu tư phù hợp là thành lập tổ chức kinh tế và kí kết hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC. Tuy nhiên, mình có một thắc mắc là tại sao bạn lại loại trừ khả năng việc NĐT Hàn Quốc góp vốn vào Công ty Vinashin để thực hiện hoạt động đầu tư ? 

    Ý tưởng này của mình có thể không phải là hình thức đầu tư ưu việt và phù hợp nhất, nhưng mình cho rằng, theo yêu cầu đề bài đưa ra thì hình thức đầu tư góp vốn cũng là một trong 3 hình thức đầu tư có thể được áp dụng.

     
    Báo quản trị |