theo nhận định cá nhân thì tôi cho rằng việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cả hai trường hợp nêu trên đều sai. ở lần thứ nhất, muốn cấp giấy tờ thì trước tiên phải tiến hành khai nhận di sản thừa kế và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. trong trường hợp những người ở hàng thừa kế thứ nhất đồng ý để bà C làm đại diện đứng tên trên giấy tờ thì p có văn bản thỏa thuận người đại diện. sau này, nếu bà c muốn tặng cho anh k thì khi đó phải tiến hành làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất rồi mới có thể tiến hành xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
anh K muốn đòi chia thừa kế quyền sử dụng đất. do ông a mất năm 1996, tại thời điểm a K đòi chia thừa kế là năm 2002 nên a K hoàn toàn có quyền đòi chia thừa kế vì thời hiệu khởi kiện phân chia di sản thừa kế là 10 năm kể từ ngày mở thừa kế.
do ông A mất không để lại di chúc nên sẽ chia thừa kế theo pháp luật. tuy nhiên, đề bài không nói rõ bố mẹ đẻ ông a còn k, ông a có vợ hay con đẻ nào khác không, ông a có con nuôi hay bố mẹ nuôi nào khác không nên không thể xác định chính xác những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. giả sử chỉ có 4 người còn đẻ và duy nhất 1 bà vợ nêu trên, ông A không còn con nuôi, bố mẹ nuôi, vợ, con đẻ nào khác, bố mẹ ông A đều đã chết trước ông A thì khi đó hàng thừa kế thứ nhất gồm 5 người. như đã nêu trên tình huống.
lúc này di sản thừa kế sẽ là 1/2 quyền sử dụng mảnh đất rộng 18.000m2 nếu trên. sẽ có 5 suất thừa kế được chia đều nhau. vậy mỗi người trong hàng thừa kế sẽ được sở hữu quyền sử dụng 1.800 m2 đất trên tổng diện tích đất nêu trên. bà C có tổng diện tích đất là 1.800+9.000
sau đó, nếu trong hàng thừa kế có nhu cầu tặng cho hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất của mình thì sẽ nêu rõ trong thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. kết thúc quá trình này có thể xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.