Tình huống khó xử - Luật Hôn nhân và gia đình!

Chủ đề   RSS   
  • #156768 21/12/2011

    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Tình huống khó xử - Luật Hôn nhân và gia đình!

    Khắc Duy có một tình huống khá hay như sau:

     Trong 1 gia đình: A là bố đẻ của B, B là chồng của C, C có người con riêng là D.
     Hôn nhân giữa B và C là hợp pháp. Trong thời gian chung sống trong gia đình thì  A lại nảy sinh tình cảm với D và A muốn cưới D làm vợ.(trong thực tế trường hợp này không ít)

     Như vậy, theo anh (chị) và các bạn A có thể cưới D làm vợ hợp pháp không?

     Và nếu như A và D được cưới theo thủ tục thông thường, sau đó họ sinh ra 1 người con là E, như vậy nếu cán bộ hộ tịch làm giấy khai sinh cho bé E thì việc thể hiện thông tin cha mẹ như thế nào? tiếp đó trong sổ hộ khẩu trong gia đình này thể hiện như thế nào (gồm A, B, C, D, E)?

     Mong anh (chị) và các bạn tham khảo và cho ý kiến nhé!
     Thân ái!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    37295 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    panda128 (21/12/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #156792   21/12/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    1.Nếu như D đã 18 tuổi trở lên và tự nguyện kết hôn với A thì pháp luật công nhận việc kết hôn đó, bởi A và D kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo Điều 10, Luật hôn nhân và gia đình 2000. Pháp luật không cấm, nhưng việc này không phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống dân tộc Việt Nam.

    2.Nếu như A và D sinh ra con là E thì trong Giấy khai sinh sẽ thể hiện bố là Amẹ là D. Vấn đề thể hiện trong sổ hộ khẩu cũng không có gì khó khăn, bởi sổ hộ khẩu sẽ ghi ở trang đầu tiên là Chủ hộ, các trang tiếp theo là các thành viên Quan hệ với chủ hộ. Sẽ đơn giản nếu như Chủ hộ  không phải là ông A mà là B - con trai ông A.

    Ví dụ:

    - TH1: Sổ hộ khẩu của gia đình ông A thì ông Bchủ hộ, ông A được thể hiện với tư cách là bố, bà C được thể hiện với tư cách là Vợ, cô D được thể hiện với tư cách là con. Nếu giờ có thêm E, thì E được thể hiện với tư cách là cháu.

    - TH2: Sổ hộ khẩu của gia đình ông A thì ông Achủ hộ, ông B được thể hiện với tư cách là con, bà C được thể hiện với tư cách là con dâu, cô D được thể hiện với tư cách là cháu. Nếu giờ có thêm E, thì E được thể hiện với tư cách là con, cô D được thể hiện với tư cách là con (tôi cũng không dám chắc liệu có bắt buộc phải thay đổi tư cách của cô D từ cháu thành vợ hay không, theo tôi, không quan trong lắm).

     Tôi nghĩ đây là trường hợp điển hình nhất, chỉ có trường hợp 2 là hơi rắc rối một chút. Các trường hợp khác thì giải quyết cũng tương tự TH1.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (22/12/2011)
  • #156964   22/12/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Xin cảm ơn bạn đã phản hồi bài viết của mình!
     Thiết nghĩ, pháp luật công nhận, nhưng không biết là đạo đức xã hội có công nhận không nhỉ?

     Về tình huống trên theo KD thấy sẽ xảy ra các trường hợp xưng hô "kì cục" ở chỗ:

     Bố chồng (A) có thể phải gọi con dâu (C) bằng mẹ vợ.
     Con dâu có thể gọi bố chồng bằng con rễ hay bằng bố ( bố chồng)
     Con riêng của con dâu có thể gọi mẹ (C) bằng con dâu, hay gọi là mẹ (mẹ đẻ)
     Con dâu có thể gọi con riêng của mình bằng con hay gọi là mẹ chồng (D)
     ....
     Vô số những trái ngược trong cách xưng hô cũng như vai vế trong gia đình này!
     Theo KD thì pháp luật chưa điều chỉnh vấn đề này, KD nghĩ Luật nên sửa đổi, bổ sung và không cho phép trường hợp này xảy ra trong thực tế.

     Mong anh (chị) và các bạn cho thêm ý kiến về trường hợp này, hoặc có những trường hợp tương tự, ta nêu ra để chúng ta cùng thảo luận nhé!
     Thân ái!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #194597   18/06/2012

    Luatk07
    Luatk07

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


     

    Chào anh, đây là một số ý kiến về tình huống trên của tôi, như sau:

    Căn cứ vào điều 9, 10 của Luật hôn nhân gia đình thì A có thể cưới D làm vợ, theo quy định tại điều 9: Điều kiện kết hôn

    "Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

    1.Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên;

    2.Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;

    3.Việc kết hôn không thuộc một trong các điều cấm kết hôn quy định tại điều 10 của luật này.

    Điều 10:Những trường hợp cấp kết hôn

    1.Người đang có vợ hoặc có chồng

    2.Người mất năng lực hành vi dân sự

    3.Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ;Giữa những người có dòng họ trong phạm vi ba đời;

    4.Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi; bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

    5.Giữa những người có cùng giới tính."

    Căn cứ vào tình huống "A là cha ruột của B, Hôn nhân giữa B và C hợp pháp, D là con ruột của C" và áp dụng điều luật:

    A và D có quyền kết hôn với nhau vì không thuộc 1 trong các trường hợp cấm kết hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Nếu A và D đủ điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định tại điều 9 của luật này. Trong trường hợp thực tế xảy ra vì vấn đề Chia tài sản khi ông A mất là có thể có nhiều vấn đề đặt ra đối với các hàng thừa kế, (về sự tranh chấp về thừa kế nếu không hiểu luật).

    Trường hợp đặt ra nếu vợ ông A vừa mất nhưng ông A chưa yêu cầu Tòa án xin ly hôn, và Tòa án chưa phán quyết thì theo luật A và D không thể đăng ký kết hôn theo quy định tại khoản 1 điều 10 của LHN&GD, nhưng nếu ông A và vợ ông cưới nhau sau ngày 13/1/1987 (ngày luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực) và sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn cho đến sau ngày 1/1/2001 (ngày luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực) mà chưa đăng ký kết hôn (pháp luật không công nhận là vợ chồng) thì khi vợ ông A mất thì ông A có quyền cưới D làm vợ là hợp pháp.

    Trường hợp về đăng ký hộ khẩu thì tôi xin đồng ý với ý kiến trả lời trên.

    xin chào diễn đàn !

     
    Báo quản trị |  
  • #194633   18/06/2012

    takeshilaw
    takeshilaw
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2011
    Tổng số bài viết (317)
    Số điểm: 3580
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 68 lần


    hehe, vì sao tôi điên...

    nhưng thực ra, cái này là đúng pháp luật, tuy nhiên, vai vế trong trường hợp này sẽ bị đảo lộn hoàn toàn.

    Dương Văn Tín

    Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật

    email: tinduong@duongluat.com

    SĐT: 0974 168 279

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài

    "Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"

     
    Báo quản trị |  
  • #460482   10/07/2017

    Chào luật sư, cho tôi hỏi cách giải quyết về tình huống sau:

    Anh A và chị B kết hôn năm 2010, cả hai vợ chồng đều có việc làm và thu nhập ổn định.

    Trước khi cưới chị B, anh A được cha mẹ tặng riêng một căn nhà đứng tên anh A. Sau khi cưới hai vợ chồng sống tại căn nhà này. Một thời gian sau, do căn nhà đã xuống cấp, hai vợ chồng đã cố gắng dành dụm tiền để sửa sang, nâng cấp lại với tổng chi phí 500.000.000đ.

    Sau 7 năm chung sống, hai vợ chồng đã sinh được 02 người con, con gái lớn 5 tuổi, bé trai sau 18 tháng tuổi. Do bất đồng trong sinh hoạt và mâu thuẫn trong việc chăm sóc, giáo dục con, anh A và chị B thống nhất ra tòa li hôn. Tại tòa hai người đều đồng ý li hôn. Trong việc giải quyết tài sản khi li hôn, về căn nhà vợ chồng đang ở anh A cho rằng đó là căn nhà của bố mẹ cho riêng nên hoàn toàn thuộc quyền của anh, chị B không có quyền lợi gì.

    Về con cái anh A yêu cầu được nuôi bé trai 18 tháng tuổi với lí do con trai phải theo cha.

    Chị B không đồng ý với yêu cầu của anh A và yêu cầu Tòa giải quyết theo quy định của pháp luật

    Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan, theo bạn thì các yêu cầu của anh A tại tòa có cơ sở pháp lí không? Vì sao? Hãy đưa phương án đúng cho trường hợp tranh chấp về tài sản và quyền nuôi con giữa anh A và chị B?

    Cập nhật bởi neptuni ngày 10/07/2017 03:21:46 CH
     
    Báo quản trị |