Tôi xin có một vài ý kiến về trường hợp của bạn như sau:
-Về việc truy cứu TNHS với hành vi thuê người tạt axit của ông A:
+ Thứ nhất, việc ông A nhờ người quen tiến hành giám định cho mình trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện trước khi cơ quan điều tra vào cuộc. Bởi nếu như nhận thấy ông A có dấu hiệu bị bệnh tâm thần dẫn đến mất năng lực hành vi dân sự (lúc này thì ông A đã bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích theo ĐIều 104, BLHS hoặc Tội giết người theo điều 93, BLHS) thì cơ quan điều tra sẽ tiến hành trưng cầu giám định, chỉ khi có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y thì về việc ông A bị mất năng lực hành vi dân sự mới được xác nhận.
+ Thứ hai, Kết luận giám định của tổ chức giám định mà ông A nhờ có thể được chấp nhận hoặc không chấp nhận, nếu như nghi ngờ thì cơ quan điều tra sẽ tiến hành trưng cầu giám định về năng lực hành vi dân sự của ông A theo quy định.
+ Thứ ba, cứ cho rằng việc xin xác nhận bị bệnh tâm thần của ông A trót lọt, thì cơ quan điều tra (sau khi đã có quyết định khởi tố bị can với ông A) sẽ ra quyết định tạm đình chỉ điều tra theo Điều 160, BLTTHS 2003. Sau khi ông A khỏi bệnh, nếu như chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS đối với tội của ông A bị khởi tố thì cơ quan điều tra sẽ ra quyết định phục hồi điều tra theo ĐIều 165, BLTTHS 2003. Như vậy, ông A phải căn khá chính xác khoảng thời gian này để quyết định việc khỏi bệnh hay không.
- Về việc giám hộ đối với ông A:
+ Thứ nhất, sau khi có quyết định giám định của tổ chức giám định về năng lực hành vi dân sự của ông A, bà B sẽ phải tiến hành một thủ tục bắt buộc đó là yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố ông A bị mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở của kết quả giám định(khoản1, Điều 22, BLDS 2005). Bà B đương nhiên trở thành người giám hộ của ông A (khoản 1, ĐIều 62, BLDS 2005)
+ Thứ hai, Người thân thích của ông A (không tính bà B) sẽ cử ra một người đại diện làm nguời giám sát việc giám hộ để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra người giám hộ (ĐIều 59, BLDS 2005). Trong trường hợp ngôi nhà là tài sản chung của hai vợ chồng A và B, B là người quản lý đương nhiên tài sản của ông A là một nửa căn nhà. Theo quy định, nếu B muốn bán tài sản này của B thì cần có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ (khoản 2, ĐIều 69, BLDS 2005). Như vậy, việc bà B muốn bán đuợc ngôi nhà này không phải dễ dàng.
+ Thứ ba, nếu như người đại diện giám sát việc giám hộ không có ý kiến về việc bán nhà chung của A và B, thì hợp đồng bán nhà này đương nhiên có hiệu lực. Tuy nhiên, bà B cũng chỉ sở hữu một nửa số tiền bán nhà, một nửa thuộc sở hữu của ông A nhưng bà B đứng ra quản lý.
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.