Tình huống dân sự

Chủ đề   RSS   
  • #387345 11/06/2015

    tranphutks

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Tình huống dân sự

    A chuyển nhượng cho B quyền đòi nợ 2 tỷ đồng đối với C với giá 1,8 tỷ đồng. Trong hợp đồng chuyển nhượng, A cam kết bảo đảm về khả năng thanh toán của C. A đã chuyển giao giấy nhận nợ của C đối với mình cho B. Đến hạn trả nợ, B đã đòi C số tiền 2 tỷ đồng nhưng C không có khả năng thanh toán cho B. Theo em, B có quyền đòi A số tiền 2 tỷ đồng trên không? Tại sao?

     
    4838 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #387440   11/06/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    tranphutks viết:

    A chuyển nhượng cho B quyền đòi nợ 2 tỷ đồng đối với C với giá 1,8 tỷ đồng. Trong hợp đồng chuyển nhượng, A cam kết bảo đảm về khả năng thanh toán của C. A đã chuyển giao giấy nhận nợ của C đối với mình cho B. Đến hạn trả nợ, B đã đòi C số tiền 2 tỷ đồng nhưng C không có khả năng thanh toán cho B. Theo em, B có quyền đòi A số tiền 2 tỷ đồng trên không? Tại sao?

    B được quyền vì hợp đồng chuyển nhượng quyền đòi nợ giữa A và B vô hiệu!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khoathads vì bài viết hữu ích
    tranphutks (13/06/2015)
  • #387735   13/06/2015

    tranphutks
    tranphutks

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    tại sao lại vô hiệu được bạn, mình thấy đây là một hình thức mua bán tài sản, mà đối tượng là quyền tài sản ( cụ thể là quyền đòi nợ) có quy định tại điều 449 bộ luật dân sự mà bạn

     
    Báo quản trị |  
  • #387738   13/06/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    tranphutks viết:

    tại sao lại vô hiệu được bạn, mình thấy đây là một hình thức mua bán tài sản, mà đối tượng là quyền tài sản ( cụ thể là quyền đòi nợ) có quy định tại điều 449 bộ luật dân sự mà bạn

    Theo tôi thì B có quyền đòi A số tiền 2 tỷ; căn cứ vào việc "A cam kết bảo đảm về khả năng thanh toán của C"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    tranphutks (14/06/2015)
  • #387775   13/06/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    C nợ A, A chuyển nhượng nợ cho B nhưng không đồng ý của C (lúc này C đâu biết B là ai đâu mà trả tiền), hơn nữa B không có chức năng mua bán nợ (quy định là tổ chức kinh doanh có điều kiện) ==> HĐ không thể thực hiện...vô hiệu do không thể thực hiện!

     
    Báo quản trị |  
  • #387824   14/06/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    khoathads viết:

    C nợ A, A chuyển nhượng nợ cho B nhưng không đồng ý của C (lúc này C đâu biết B là ai đâu mà trả tiền), hơn nữa B không có chức năng mua bán nợ (quy định là tổ chức kinh doanh có điều kiện) ==> HĐ không thể thực hiện...vô hiệu do không thể thực hiện!

    CHào bạn.

    Đúng là mua bán nợ là kinh doanh có điều kiện.

    Tuy nhiên, trong tình huống không có nói A, B, C là tổ chức hay cá nhân nên theo mặc định của bài tập tình huống thì nếu tình huống không đưa thông tin về chủ thể thì xem như là chủ thể thỏa mãn tư cách chủ thể (không đặt vấn đề là có đủ điều kiện kinh doanh hay không); Mặt khác, chuyễn giao quyền không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.

     
    Báo quản trị |  
  • #387850   15/06/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    hungmaiusa viết:

     

    khoathads viết:

     

    C nợ A, A chuyển nhượng nợ cho B nhưng không đồng ý của C (lúc này C đâu biết B là ai đâu mà trả tiền), hơn nữa B không có chức năng mua bán nợ (quy định là tổ chức kinh doanh có điều kiện) ==> HĐ không thể thực hiện...vô hiệu do không thể thực hiện!

     

     

    CHào bạn.

    Đúng là mua bán nợ là kinh doanh có điều kiện.

    Tuy nhiên, trong tình huống không có nói A, B, C là tổ chức hay cá nhân nên theo mặc định của bài tập tình huống thì nếu tình huống không đưa thông tin về chủ thể thì xem như là chủ thể thỏa mãn tư cách chủ thể (không đặt vấn đề là có đủ điều kiện kinh doanh hay không); Mặt khác, chuyễn giao quyền không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.

    Chào bác Hungmaiusa

    Tôi lấy ví dụ nhé: A mượn tiền B (có hợp đồng) số tiền 500 triệu. Đến hạn B không trả, A "chuyển nhượng" khoản nợ cho C với giá 400 triệu (có ghi giấy). Lúc này xin hỏi C có cơ sở để đòi nợ B không? Thực tế B không hề biết C là ai và B chỉ biết rằng đang nợ A (trừ trường hợp A,B,C đồng ý việc chuyển nhượng nợ bằng một hợp đồng cụ thể, hợp đồng này có thể có sự làm chứng của văn phòng thừa phát lại thì may ra mới có cơ sở đòi nợ và giải quyết tranh chấp về sau).

    Bài tập đưa ra tình huống cá nhân chứ không phải tổ chức nên cũng không thể nói rằng mặc định là thoả điều kiện chủ thể. 

    Vài dòng trao đổi với bác.

     
    Báo quản trị |  
  • #387863   15/06/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


     

    tranphutks viết:

     

    A chuyển nhượng cho B quyền đòi nợ 2 tỷ đồng đối với C với giá 1,8 tỷ đồng. Trong hợp đồng chuyển nhượng, A cam kết bảo đảm về khả năng thanh toán của C. A đã chuyển giao giấy nhận nợ của C đối với mình cho B. Đến hạn trả nợ, B đã đòi C số tiền 2 tỷ đồng nhưng C không có khả năng thanh toán cho B. Theo em, B có quyền đòi A số tiền 2 tỷ đồng trên không? Tại sao?

     

     

    --- Nếu A có HĐ nhận nợ của  C xác nhận  ,có sự  chứng kiến của B( 3 mặt 1 lời ký tên)  thì hết thời hạn giao hẹn trả nợ X , thì B được quyền đòi nợ C  với số tiền  Y ,giửa A và B thỏa thuận .

    --- Các công ty đòi nợ thuê hiện nay đã và đang làm như vậy.

    --- A bán nợ cho B mà không có sự xác nhận của A+B+C là sai luật đòi nợ thuê,trong thực tế  bán nợ chỉ được giá" thanh toán 50%" ai đòi được 80% xin lòng cho tôi xin số DT liên lạc....làm giúp dùm vài vụ mới tin là sự thật.

    Cập nhật bởi nguoitruongphu ngày 15/06/2015 10:16:41 SA

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
  • #387887   15/06/2015

    Gennuy
    Gennuy

    Male
    Sơ sinh


    Tham gia:05/03/2015
    Tổng số bài viết (46)
    Số điểm: 410
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 15 lần


    Chào bạn,

    Mình xin tư vấn quy định pháp luật cụ thể về vấn đề này như sau:

    Căn cứ Điều 449 Bộ luật dân sự thì rõ ràng A có quyền chuyển quyền đòi nợ cho B, việc chuyển quyền này không cần phải có sự đồng ý của C vì quyền này là quyền của A, C là người có nghĩa vụ chứ không có quyền (không biết mấy bạn lôi đâu ra việc phải có xác nhận của 3 bên ở đây)

    Mặt khác khoản 2 quy định rõ bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả. Vậy nếu bên C không có khả năng chi trả khi đến hạn thì A phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán khoản nợ của C cho B.

    Trong thực tế nợ thanh toán nợ được mọi giá, người ta có khả năng trả đến đâu thì trả đến đó vậy thôi, không giới hạn 50, 70, 90% gì cả.

    Trân trọng

    PS: một thông tin ngoài lề rằng đối với vấn đề vay ngân hàng thì cũng đươc quy định khá rõ về trường hợp tương tự như bạn đã nêu. Trường hợp người cho vay muốn chuyển quyền của mình cho người khác thì không cần phải có sự đồng ý của bên vay. Nhưng bên vay muốn chuyển quyền thanh toán nợ cho người khác thì lại phải có sự đồng ý của bên vay

    Cập nhật bởi Gennuy ngày 15/06/2015 08:01:46 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Gennuy vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (15/06/2015)
  • #387895   15/06/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Điều 499. Chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở ????

    Cập nhật bởi khoathads ngày 15/06/2015 11:58:40 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #387899   15/06/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Điều 309. Chuyển giao quyền yêu cầu

    1. Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thoả thuận, trừ những trường hợp sau đây:

    a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

    b) Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thoả thuận không được chuyển giao quyền yêu cầu;

    c) Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

    2. Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu.

    Người chuyển giao quyền yêu cầu phải báo cho bên có nghĩa vụ biết bằng văn bản về việc chuyển giao quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

    Điều 449. Mua bán quyền tài sản

    1. Trong trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, còn bên mua phải trả tiền cho bên bán.

    2. Trong trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.

    3. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ xác nhận về quyền sở hữu đối với quyền về tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 15/06/2015 12:15:40 CH
     
    Báo quản trị |