Tình huống chia tài sản thừa kế này nên giải quyết như thế nào ?

Chủ đề   RSS   
  • #139888 14/10/2011

    nhim_xu_long

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 310
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Tình huống chia tài sản thừa kế này nên giải quyết như thế nào ?

    Xin chào các luật sư, tình huống này nên giải quyết như thế nào ?
    Ông A và bà B là vợ chồng, có 3 người con chung là anh C, anh D và chị E. Ông A không có tình cảm thắm thiết với bà B nhưng ông vẫn có trách nhiệm nuôi dạy các con.

    Năm 2010, ông A bị tai nạn giao thông và qua đời, trước khi chết, ông A để lại di chúc truất quyền thừa kế của vợ là bà B và để lại toàn bộ di sản cho các con.

    Khi ông A qua đời, bà B mai táng cho ông hết 6 triệu đồng, lấy từ tài sản chung của ông bà.

    Bà B kiện lên tòa án đòi chia thừa kế di sản ông A. Tòa xác định được:

    - Tài sản chung của ông A và bà B còn lại là 330 triệu đồng.

    - Tài sản riêng của ông A, do được thừa kế của cha mẹ là 20 triệu đồng.

     Hãy giải quyết tình huống trên.
    Xin cảm ơn.

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 14/10/2011 09:42:18 CH sửa màu và cỡ font
     
    45122 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #139933   14/10/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Chào bạn!

    Tình huống chia thừa kế này theo mình thì:

    - Xác định tài sản riêng của ông A: tài sản chung còn lại chia đôi + 20 triệu riêng= 330/2 + 20= 185 triệu.

    A truất quyền thừa kế của B vậy B được hưởng 2/3 của một suất thừa kế theo điều 669 vì B là người thuộc diện được hưởng di sản không phụ thuộc nội dung di chúc.

    Vậy di sản B được hưởng là 185/4 * 2/3= 30, 8 triệu.

    Các con C, D, E được hưởng một suất bằng nhau và bằng: (185- 30,8 ): 3= 51,4  triệu.

    => Số di sản mỗi người được hưởng là:

    B= 30,8 triệu.
    C= D= E= 51,4  triệu.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hanghell vì bài viết hữu ích
    thole2222 (11/09/2017)
  • #139936   14/10/2011

    nhim_xu_long
    nhim_xu_long

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 310
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    hanghell viết:
    Chào bạn!

    Tình huống chia thừa kế này theo mình thì:

    - Xác định tài sản riêng của ông A: tài sản chung còn lại chia đôi + 20 triệu riêng= 330/2 + 20= 185 triệu.

    A truất quyền thừa kế của B vậy B được hưởng 2/3 của một suất thừa kế theo điều 669 vì B là người thuộc diện được hưởng di sản không phụ thuộc nội dung di chúc.

    Vậy di sản B được hưởng là 185/4 * 2/3= 30, 8 triệu.

    Các con C, D, E được hưởng một suất bằng nhau và bằng: (185- 30,8 ): 3= 51,4  triệu.

    => Số di sản mỗi người được hưởng là:

    B= 30,8 triệu.
    C= D= E= 51,4  triệu.

    Vậy còn 6 triệu đồng mai táng thì phải lấy tài sản của ông B trừ đi rồi mới chia 3 chứ bạn. Có người lại nói rằng theo điều 669 , bà B bị truất quyền thừa kế rồi nên không được hưởng thêm ngoài một nửa trong phần tài sản chung của ông A nưa , bạn nghĩ sao ? 
     
    Báo quản trị |  
  • #139942   14/10/2011

    hoaanhdao192
    hoaanhdao192

    Male
    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:15/09/2011
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 205
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 10 lần


    Theo mình tại điều 648 bộ luật dân sự thì người lập di chúc có quyền:chỉ định người thừa kế;truất quyền hưởng di sản của người thừa kế .
    vậy nên theo trường hợp này vụ việc của ông A nều được chứng thực bằng miệng hay bằng lời nói thì tài sẩn sẽ được chia như sau:
    cho các con:tài sản chung của hai vợ chồng :2+tài sản riêng=(330+6/2)+20=188 và sẽ trừ đi 6 triệu tiền an táng,số còn lại chia đều cho ba con.
    vậy C=D=E=(188-6):3=60,7 triệu đồng
    vợ ông sẽ được hưởng (330+6):2=168 triệu
    theo mình thế,mọi người tham khảo và cho ý kiến nhé
    mình cám ơn !
     
    Báo quản trị |  
  • #139957   14/10/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    hoaanhdao192 viết:
    Theo mình tại điều 648 bộ luật dân sự thì người lập di chúc có quyền:chỉ định người thừa kế;truất quyền hưởng di sản của người thừa kế .
    vậy nên theo trường hợp này vụ việc của ông A nều được chứng thực bằng miệng hay bằng lời nói thì tài sẩn sẽ được chia như sau:
    cho các con:tài sản chung của hai vợ chồng :2+tài sản riêng=(330+6/2)+20=188 và sẽ trừ đi 6 triệu tiền an táng,số còn lại chia đều cho ba con.
    vậy C=D=E=(188-6):3=60,7 triệu đồng
    vợ ông sẽ được hưởng (330+6):2=168 triệu
    theo mình thế,mọi người tham khảo và cho ý kiến nhé
    mình cám ơn !


    Chào bạn Hoaanhdao192! mình có một ý kiến nhỏ thế này nhé:

    Theo mình thì trong trường hợp này khi chia thừa kế thì phải xác định phần không phụ thuộc nội dung di chúc của B trước rồi mới đến xác định phần di sản của C, D, E vì điều 699 là điều khoản bảo vệ cho vợ, chồng người để lại di sản,  cho con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động của người để lại di sản (gọi là những đối tượng được hưởng di sản không phụ thuộc nội dung di chúc). B là vợ của A tuy rằng đã bị A truất quyền thừa kế nhưng B vẫn là đối tượng đặc biệt được hưởng di sản không phụ thuộc nội dung di chúc cho nên phải chia cho B trước.

    Thứ 2 là phần bạn xác định là:
    hoaanhdao192 viết:
     vợ ông sẽ được hưởng (330+6):2=168 triệu


    Theo mình cái này bạn nói không chính xác bởi vì ở đây ta đang xét di sản của A để chia thừa kế, cho nên phần di sản chung của A và B thì trong đó theo nguyên tắc một nửa đã là của B rồi nên ta không thể nói đây là phần mà B được hưởng được
     
    Báo quản trị |  
  • #139945   14/10/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Về phần của bà B thì như mình đã nói ở trên là do bà B vợ của ông A nên bà B là người được hưởng di sản mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc, tức là dù B có bị truất quyền thừa kế hay không thì ít nhất B vẫn được hưởng một suất thừa kế bằng 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật.
    Tức là nếu chia theo pháp luật thì sẽ có 4 suất (vợ và 3 con theo hàng thứ nhất).  vì vậy nếu di sản của ông A là 185 triệu thì 2/3 của một suất thừa kế số di sản đó sẽ là 185/4 * 2/3.
    Bạn tham khảo thêm điều 669 BLDS nhé!
     
     
    Báo quản trị |  
  • #140137   15/10/2011

    hoaanhdao192
    hoaanhdao192

    Male
    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:15/09/2011
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 205
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 10 lần


    hanghell viết:
    Về phần của bà B thì như mình đã nói ở trên là do bà B vợ của ông A nên bà B là người được hưởng di sản mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc, tức là dù B có bị truất quyền thừa kế hay không thì ít nhất B vẫn được hưởng một suất thừa kế bằng 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật.
    Tức là nếu chia theo pháp luật thì sẽ có 4 suất (vợ và 3 con theo hàng thứ nhất).  vì vậy nếu di sản của ông A là 185 triệu thì 2/3 của một suất thừa kế số di sản đó sẽ là 185/4 * 2/3.
    Bạn tham khảo thêm điều 669 BLDS nhé!
     

    uh,mình nhầm.hihi
    xin lỗi cả nhà nhé !
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hoaanhdao192 vì bài viết hữu ích
    nhim_xu_long (17/10/2011) land_manage (08/11/2011)
  • #140105   15/10/2011

    nhim_xu_long
    nhim_xu_long

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 310
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    T đồng ý với ý kiến chủ bạn Hanghell rằng bà B vẫn được hưởng 2/3 suất thừa kế , nhưng còn số tiền 6 triệu đồng mai táng lấy từ tài sản chung của 2 người thì tính ntn ?
     
    Báo quản trị |  
  • #140155   15/10/2011

    nhatchuyen
    nhatchuyen

    Male
    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:25/08/2011
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 10 lần


    tóm tắt:
    + 6tr mai táng lấy từ ts chung
    + 330tr ds tòa xác định còn lại
    + 20tr ông A thừa kế riêng
     chia:
    - tổng ts ông A và B có: 330 + 6 = 336tr
    - chia ts chung giữa ông A Và B: 336/2 = 168tr
    - trừ 6tr tiên mai tang và cộng với 20tr thừa kế riêng thì ds của ông A còn lại: 168 - 6 +20 = 182tr
    -  theo tôi B được nhận 2/3 của một suất thừa kế theo điều 669 blds2005 (tuy B đã bị A chút quyền hưởng di sản nhưng B không thuộc các trường hợp người không được nhận di sản theo điều 643 blds 2005 Nên bà B vẫn được nhân 2/3 của một suất thừa kế theo điều 669 người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc)
               B =  (182/4)*2/3 = 30,33tr
    - C=D=E = (182-30,33)/3 = 50,55tr
    - tổng ts của bà B: 168+30,33 = 198,33 tr

    Góp ý!!
     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn nhatchuyen vì bài viết hữu ích
    hanghell (16/10/2011) nhim_xu_long (17/10/2011) hi.metoo (07/12/2011) AnhVy1207 (09/07/2020)
  • #140185   16/10/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Đồng ý với nhatchuyen
     
    Báo quản trị |  
  • #140246   16/10/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Xin chào nhatchuyen!
     Có lẽ nhatchuyen nhầm 1 tí vì chưa đọc kỹ đề bài rồi:
     
    nhim_xu_long viết:

    Khi ông A qua đời, bà B mai táng cho ông hết 6 triệu đồng, lấy từ tài sản chung của ông bà.

    Bà B kiện lên tòa án đòi chia thừa kế di sản ông A. Tòa xác định được:

    - Tài sản chung của ông A và bà B còn lại là 330 triệu đồng.

    - Tài sản riêng của ông A, do được thừa kế của cha mẹ là 20 triệu đồng.



     Như vậy giờ ta phải xác định là tài sản chung để chia thừa kế là tài số tiền còn lại  là 330 triệu đồng. Chứ không phải, khi đã mai tán phí hết số tiền này rồi (từ tài sản chung), mà giờ lấy đâu ra mà cộng vào với số tiền 330 triệu đồng nữa chứ.

     Không thể tính tiếp cộng vào như:
     
    nhatchuyen viết:

    - tổng ts ông A và B có: 330 + 6 = 336tr


     Càng không thể cộng số tiền 6 triệu mai táng phí này vào tài sản chung, mà lại trừ đi trong tài sản riêng của Ông B sau khi chia di sản của Ông A và bà B

     
    nhatchuyen viết:

    - chia ts chung giữa ông A Và B: 336/2 = 168tr
    - trừ 6tr tiên mai tang và cộng với 20tr thừa kế riêng thì ds của ông A còn lại: 168 - 6 +20 = 182tr


     Như thế này, thì khác gì số tiền mai táng phí được trừ vào tài sản riêng của Ông A. Như vậy là không hợp lệ (nếu trừ vào tài sản riêng khi bạn cộng thì cũng chỉ được trừ 3 triệu đồng). Và từ đó mà kết quả cuối cùng của nhatchuyen là không chính xác.

     Như vậy, theo tôi nhận định bài viết đầu tiên của hanghell là chính xác.

     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    nhim_xu_long (17/10/2011)
  • #140336   17/10/2011

    nhatchuyen
    nhatchuyen

    Male
    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:25/08/2011
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 10 lần


    Theo bạn KhácDuy25 thì vì sao không hợp lệ?
    trong thực tế đối với người kinh tế khá giả thì không sao, nhưng pháp luật thì phải công bằng
     6tr là chi phí mai táng,khi đó chi phí mai táng thì lấy tư ts chung của hai vợ chồng, nếu tinh như bạn khacduy25 thì trong 6tr chi phí mai táng đó thì bà B phải chịu thiệt 3tr (6tr/2=3tr) nếu vậy thì không đúng theo quy định của pháp luật thanh toán và phân chia di sản (những người nhận di sản phải thực hiện nghĩa vụ của mình)
    theo điều 683 blds 2005

    Điều 683. Thứ tự ưu tiên thanh toán

    Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

    1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;

    2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;

    3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;

    4. Tiền công lao động;

    5. Tiền bồi thường thiệt hại;

    6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước;

    7. Tiền phạt;

    8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;

    9. Chi phí cho việc bảo quản di sản;

    10. Các chi phí khác.
    góp ý!!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nhatchuyen vì bài viết hữu ích
    hoatran293 (14/05/2014)
  • #140490   17/10/2011

    nhim_xu_long
    nhim_xu_long

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 310
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Chốt lại 1 câu là tiền mai táng trừ vào tài sản riêng của ông A, sau đó mới tính giá trị 1 suất thừa kế , số tiền bà B được hưởng là 2/3 suất thừa kế , đúng ko mọi người ?
     
    Báo quản trị |  
  • #140552   17/10/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    nhim_xu_long viết:
    Chốt lại 1 câu là tiền mai táng trừ vào tài sản riêng của ông A, sau đó mới tính giá trị 1 suất thừa kế , số tiền bà B được hưởng là 2/3 suất thừa kế , đúng ko mọi người ?


     Đúng rồi em! Chúc em học tốt!
     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #140777   18/10/2011

    nhim_xu_long
    nhim_xu_long

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 310
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    #ffffff;">Sau khi chi trả xong tiền mai táng cho ông A bằng tài sản chung của hai vợ chồng, thì bà B mới khỏi kiện ra tòa đòi chia thừa kề. Lúc Tòa định giá thì khoản tiền mai táng đã được chi trả rồi. Do đó, Tòa án chỉ định giá tài sản chung trên thực tế còn lại của 2 vợ chồng A, B là 330 tr. do đó 6 tr sẽ không dc trừ nữa
    Đây là ý kiến của 1 cử nhân luật đấy , mọi người cho t ý kiến đi , mỗi người 1 cách giải quyết khác nhau , t mới học có 10 buổi môn này nên kiến thức còn yếu lắm.
     
    Báo quản trị |  
  • #153193   06/12/2011

    lelinh92
    lelinh92

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    số tiền của ông A là (330 - 6)/2 + 20 = 182 tr đ
    Giả sử không có di chúc thì tài sản của ông A sẽ được chia đều làm 4 phần: 185/4 = 46.25
    => bà B và 3 đứa con C, D, E mỗi ng được 45.5tr đồng
    -AD điều 669 luật dân sự
    dù bà vợ B không được chia tài sản trong di chúc nhưng bà vẫn được 2/3 của 1 phần tài sản
    => bà B được 45.5 * 2/3 = 30.33 tr đồng
    số tiền còn lại của ông A là 182 - 30.33 = 151.67 tr đồng sẽ được chia đều cho 3 người con C, D, E đó là 151.67/3 = 50.56 tr đồng
    vậy bà B được 192.33 tr đồng
    3 người con C,D,E mỗi người được 50.56 tr đồng
    Cập nhật bởi lelinh92 ngày 06/12/2011 08:00:31 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #153202   06/12/2011

    Mình đồng ý với cách giải quyết của bạn nhatchuyen! Số tiền 6 triệu mai táng đương nhiên ông A phải chịu tất cả, không thể vợ 3 triệu chồng 3 triệu được.
     
    Báo quản trị |  
  • #153203   06/12/2011

    buihuyentb
    buihuyentb
    Top 500
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2011
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 3935
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 73 lần


    Mình đồng ý với cách giải quyết tình huống của bạn nhatchuyen. Số tiền mai táng phí là 6 triệu ông A hoàn toàn phải chiụ và bị trừ vào phần di sản trước khi tính suất thừa kế. Không thể để vợ chịu 3 tr, chồng chịu 3 triệu được!

    chẳng có gì đáng quý bằng đam mê trong công việc!

    Biệt danh : sâu róm

    Yahoo: buihuyentb

     
    Báo quản trị |  
  • #153662   08/12/2011

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào các bạn,

    Tôi thấy tất cả các bạn đều thống nhất với phương án trừ cả 6 triệu đồng vào tài sản riêng của ông A, tuy nhiên như vậy là không ổn. Lý do nằm ngay trong phần đề bài.

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #153722   08/12/2011

    quochai28121991
    quochai28121991

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/09/2010
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Theo mình cần xác định theo nguyên tắc là tài sản chung thì chia đôi, và tính riêng. Còn tài sản riêng của ông A là 20 triệu thì cũng chia riêng, áp dụng điều 669 trong cả 2 lần chia tài sản.Cụ thể là :
    320 triệu đồng tài sản chung thì chia đôi cho ông A và bà B = 165 triệu.
    theo điều 669 thì khi bị truất quyền bà B vẫn được hưởng 1 suất bằng 2/3 1 suất thừa kế,có nghĩa là công thức tính dc áp dụng như sau: 165/4* 2/3=27.5 ( suất bà B được hưởng ) còn lại là của các con C=D=E = (165-27.5)/3=45.8 Triệu
    Do ông A có tài sản riêng là 20 triệu lên không thể chia đôi cho bà B nữa, nhưng bà B vẫn được hưởng 2/3 của 1 suất trong 20 triệu này B = 20/4*2/3=3.3 Triệu
    Tổng hợp lại ta được kết quả như sau:
    Tài sản bà B được hưởng =165+27.5+3.3=195.8 Triệu.
    Tài sản của các con ông A là C=D=E= (330+20-195.8 )/3=51.4 Triệu.
    Cần lưu ý là 6 triệu tiền mai táng k có ý nghĩa gì nữa vì Tòa đã xác định tài sản chung là 330 khi đã trừ đi 6 triệu rồi.
     
    Báo quản trị |  
  • #236668   01/01/2013

    quankiras
    quankiras

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:01/01/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    theo e nghĩ thì bà B fa công thêm 165tr nữa,vậy tổng cộng bà B dc hưởng:30.8+165=195.5tr

     
    Báo quản trị |