Tình huống 2

Chủ đề   RSS   
  • #215012 20/09/2012

    chuonggiomauxanh

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2012
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 445
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 1 lần


    Tình huống 2

     

    A và B đều là đối tượng nghiện ma tuý. Vì cần tiền mua ma tuý nên A bàn với B rủ cháu T (13 tuổi, cháu họ của S) đi Lạng Sơn chơi, rồi lừa bán T sang Trung Quốc. Hành vi của A và B cấu thành tội mua bán trẻ em theo khoản 2 Điều 120 BLHS.

    1. Tội mua bán trẻ em Điều 120 là tội phạm có CTTP vật chất hay CTTP hình thức? 

    2. Xác định hình thức lỗi của người phạm tội trong vụ án này. 

    3. Nếu A mới 15 tuổi thì A và B có phải là đồng phạm không? Tại sao? 

    4. Giả sử B vừa mới chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội cướp giật tài sản Điều 136, lại phạm tội mua bán trẻ em thì trường hợp phạm tội của B là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? 

    (Mọi người giúp đỡ em tình h

    ♫♫♫...VÀ NỤ CƯỜI SẼ HONG KHÔ TẤT CẢ...♥♥♥

     
    7960 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #215030   20/09/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chắc bạn cũng đã có bài làm của mình rồi nhưng còn phân vân đúng không? Vậy thử post lên xem nào.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #215054   21/09/2012

    chuonggiomauxanh
    chuonggiomauxanh

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2012
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 445
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 1 lần


    theo ý kiến cá nhân e thì tình huống này sẽ giải quyết như sau:

    1. Tội mua bán trẻ em điều 120 là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức. 

    2. Hình thức lỗi là cố ý trực tiếp. (theo khoản 1 điều 9 BLHS. A và B biết rõ việc mua bán trẻ em là hành vi nguy hiểm cho xã hội, pháp luật nghiêm cấm nhưng vẫn làm, vẫn muốn sự việc đó xảy ra)

    3. Nếu A mới 15 tuổi thì A và B vẫn là đồng phạm. Theo khoản 1 điều 120 BLHS thì đồng phạm là trường hợp có 2 người trở lên cố ý thực hiện một tội phạm. Hành vi của A và B cấu thành tội phạm theo khoản 2 điều 120 BLHS, khung hình phạt cao nhất áp dụng cho tội phạm theo khoản này là tù chung thân. Xét theo khoản 3 điều 8 BLHS thì đây là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

    Mà khoản 2 điều 12 BLHS quy định "Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc  tội phạm  đặc biệt nghiêm trọng". A 15 tuổi và tội của A thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nên A vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. => A và B vẫn là đồng phạm

    4. Câu này thì e chưa xác định được :(

    Mong mọi người cho ý kiến giúp đỡ để e có thể giải quyết đc tình huống này

    ♫♫♫...VÀ NỤ CƯỜI SẼ HONG KHÔ TẤT CẢ...♥♥♥

     
    Báo quản trị |  
  • #215055   21/09/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Chào bạn về TH cuối cùng của bạn mình xin được góp ý như sau

    Trước hết tại k3 điều 8 BLHS có quy định

     

    Điều 8. Khái niệm tội phạm

    3.Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất là của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình..

    Theo k2 điều 120 BLHS

    Điều 120. Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

    Vậy TH của B rơi vào TH phạm tội đặc biệt nghiêm trọng(k3 điều 8).

    Tại điều 64 BLHS có quy định

    Điều 64. Đương nhiên được xóa án tích

    Những người sau đây đương nhiên được xóa án tích:

    1. Người được miễn hình phạt.
    • Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
      a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
      b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
      c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;
      d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm.
      Trong TH này B chưa được xóa án tích.
      Điều 49. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm
       

     

    1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
    2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
      a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
      b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.
      Từ những lập luận trên có thể kết luận TH phạm tội của B là tái phạm
       
       
    Cập nhật bởi longquochan ngày 21/09/2012 01:24:58 SA

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn longquochan vì bài viết hữu ích
    chuonggiomauxanh (21/09/2012)
  • #215061   21/09/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào !

    Xin hỗ trợ bạn như sau:

    - Giải thích câu 1: tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức. Bởi vì cấu thành cơ bản tại khoản 1 của điều luật không có dấu hiệu mô tả hậu quả của hành vi phạm tội.

    - Câu 2 và câu 3: bạn trả lời đúng và giải thích như vậy là ổn rồi.

    - Câu 4: 

    + B bị kết án 3 năm tù, vừa mới chấp hành xong hình phạt nên theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 64 BLHS thì B chưa được xóa án tích.

    + Tội cướp giật là loại tội được thực hiện với lỗi có ý. Lần này B lại phạm tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. Vì vậy sẽ xảy ra 2 trường hợp:

    TH1. Nếu trước đây B bị xử phạt 3 năm theo khoản 1 Điều 136 BLHS thì tội cướp giật mà B thực hiện là tội phạm nghiêm trọng. Do đó căn cứ vào khoản 1 Điều 49 BLHS thì lần này B phạm tội thuộc trường hợp tái phạm.

    TH2. Nếu trước đây B bị xử phạt 3 năm theo khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 136 BLHS thì tội cướp giật mà B thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng. Do đó căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 49 BLHS thì lần này B phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm.

    Lưu ý: nếu tại thời điểm phạm tội cướp giật tài sản B chưa đủ 16 tuổi thì theo quy định tại khoản 6 Điều 69 BLHS, lần phạm tội này của B không thuộc trường hợp tái phạm, cũng không thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm.

    Thân ái!

     

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    chuonggiomauxanh (21/09/2012) Nhungchipi (20/04/2014) nhovemuathu (07/05/2015)