Tin tức kinh tế - tài chính (tổng hợp)

Chủ đề   RSS   
  • #169229 29/02/2012

    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Tin tức kinh tế - tài chính (tổng hợp)

    Topic sẽ là nơi cập nhật những tin tức kinh tế - tài chính mới nhất dành cho các thành viên DanLuat quan tâm theo dõi.

    Bạn nào muốn đăng tin tức kinh tế - tài chính có thể chia sẻ với các thành viên khác ngay tại topic này nhé.

    Các bài bình luận về sự kiện sẽ được tách thành các topic con riêng biệt.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    7221 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #104755   23/05/2011

    tranthibichvan_tax06
    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Nguyên chủ tịch Chứng khoán Hà Thành biến mất cùng khoản thâm hụt gần 100 tỷ đồng

    Ảnh: InfoMap

    Ngày 20/5, trả lời câu hỏi của phóng viên về sự việc vừa qua tại công ty, ông Bùi Quang Hùng - tân Chủ tịch hội đồng quản trị công ty Chứng khoán Hà Thành (HASC) cho biết vụ việc sai phạm gây hậu quả của ông Trương Duy Sơn - nguyên Chủ tịch HĐQT đã bị bãi nhiệm - đang được các cơ quan chức năng điều tra.

    Thưa ông, thời gian qua có nhiều thông tin cho biết chủ tịch hội đồng quản trị Trương Duy Sơn bỏ trốn với số tiền 100 tỷ đồng. Xin ông cho biết thông tin về vấn đề này?

    Trước đây ông Sơn và một số người có liên quan đã lập ra một số tài khoản cá nhân để kinh doanh chứng khoán. Với tư cách là chủ tịch hội đồng quản trị công ty, ông Sơn đã thực hiện bảo lãnh vay tiền ngân hàng để kinh doanh. Tuy nhiên việc kinh doanh chứng khoán bị thua lỗ.

    Khoản thâm hụt chưa có con số chính xác do còn nhiều chứng khoán chưa xử lý. Tuy nhiên số âm trên các tài khoản ông Sơn chịu trách nhiệm vào khoảng 100 tỷ.

    Ông Sơn cũng đã có hướng xử lý tài sản cá nhân để bù đắp nhưng không được. Từ ngày 4/4, ông Sơn đã không đến cơ quan làm việc. Công ty đã đến gia đình để tìm gặp nhưng gia đình cho biết ông Sơn đã đi khỏi gia đình và không có liên lạc. Sau đó, HASC đã miễn nhiệm chức danh của ông Sơn và bầu ông Hùng lên thay.

    Việc thua lỗ 100 tỷ trên các tài khoản của ông Sơn bảo lãnh có ảnh hưởng như thế nào đến công ty?

    Các tài khoản của ông Sơn chịu trách nhiệm hiện đang được công ty tách riêng để chờ phán quyết của các cơ quan chức năng. Những tài khoản này nằm bên ngoài sổ sách kế toán công ty, nên công ty chứng khoán chỉ là liên đới chịu trách nhiệm. Khi khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng thì công ty sẽ thanh lý chứng khoán để thực hiện cam kêt trong hợp đồng hợp tác đầu tư.

    Hội đồng quản trị công ty không có chủ trương thực hiện nghiệp vụ hợp tác đầu tư với khách hàng, nhưng ông Sơn khi đó với tư cách là chủ tịch hội đồng quản trị công ty và đại diện pháp luật công ty đã quyết định thực hiện nghiệp vụ này. Bản thân ông Sơn đã thừa nhận sai phạm cá nhân trong cuộc họp hội đồng quản trị công ty trước khi ông ấy bỏ đi.

    Hiện nay vụ việc đang được các cơ quan chức năng điều tra để xác định trách nhiệm cụ thể của các bên liên quan.

    Lãnh đạo HASC cũng cho biết là tình hình hoạt động của công ty vẫn diễn ra bình thường, đảm bảo việc giao dịch chứng khoán và nộp/rút tiền của nhà đầu tư.

    #ffffe0;">

    Theo BCTN năm 2009, ông Trương Duy Sơn là cổ đông lớn nhất nắm 29,8% vốn của HASC.

    HASC hiện có vốn điều lệ 150 tỷ đồng, trụ sở chính tại 69 Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

    Năm 2010, công ty có lãi 12 tỷ đồng nhưng do lỗ lớn trong các năm trước nên lỗ lũy kế đến cuối năm 2010 vẫn còn 82,6 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 99,1 tỷ đồng.
    Cao Sơn
    Theo DĐDN

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    Báo quản trị |  
  • #119761   25/07/2011

    tranthibichvan_tax06
    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Thị trường kiểm toán Việt Nam: Cạnh tranh không lành mạnh

    Thị trường kiểm toán Việt Nam: Cạnh tranh không lành mạnh



    Theo ông Phan Xuân Vạn – Tổng giám đốc, Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC – các hình thức cạnh tranh không lành mạnh khá phổ biến hiện nay là, nhiều công ty kiểm toán mới thành lập sẵn sàng chấp nhận mức phí kiểm toán thấp, thậm chí đưa ra giá phí kiểm toán mà không cần khảo sát, tìm hiểu khách hàng, việc này đã kéo giá phí giảm sút nghiêm trọng.


    Giảm giá phí lại đồng nghĩa với việc cắt giảm các thủ tục kiểm toán, dẫn đến chất lượng kiểm toán thấp, rủi ro tăng lên, gây tác hại lớn đến bản thân công ty, khách hàng và xã hội.

    Cụ thể, có trường hợp giảm đến 50% phí kiểm toán theo quy định, thậm chí có công ty không trực tiếp kiểm toán mà chỉ lập báo cáo kiểm toán và ký đóng dấu trên cơ sở số liệu do bên ngoài cung cấp, dẫn đến phí kiểm toán thực nhận chỉ là 40% so với hợp đồng đã ký.

    Mặt khác, việc phát hành báo cáo kiểm toán nhưng không thông qua kiểm toán mà chỉ căn cứ vào báo cáo tài chính của khách hàng (thỏa hiệp với khách hàng) đã làm mất đi tính độc lập của kiểm toán. Bên cạnh đó, cạnh tranh thông qua liên kết với một số cá nhân ở các tổ chức thanh tra, kiểm tra hoặc một số người có chức, có quyền để có được hợp đồng kiểm toán; đưa thông tin quảng cáo không trung thực về mình và các đối thủ cạnh tranh… cũng đang khiến thị trường dịch vụ kiểm toán thiếu lành mạnh.

    Ông Bùi Văn Mai, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) - đánh giá: “Cạnh tranh là giải pháp tốt nếu nhìn theo khía cạnh tích cực, vì điều đó thúc đẩy phát triển. Tuy nhiên, hiện tại cạnh tranh bằng cách giảm giá phí dễ nhìn thấy hơn là nâng cao chất lượng dịch vụ. Thực tế, mức phí hiện tại vẫn chưa đủ để các công ty kiểm toán trang trải chi phí cũng như công sức họ bỏ ra.

    Dễ dàng nhận thấy, phí giảm không khuyến khích phát triển. Nhiều lần VACPA đã đề nghị với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính về các giải pháp nâng cao chất lượng, đồng thời tăng giá phí. VACPA cũng đã thực hiện nhiều giải pháp về đào tạo, tư vấn cho hội viên để nâng cao năng lực kiểm toán, thực hiện kiểm tra chất lượng, đối thoại với giám đốc các công ty, cùng bàn thảo các biện pháp giảm thiểu cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, chất lượng báo cáo kiểm toán còn phụ thuộc vào khâu kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Nhà nước, tổ chức nghề nghiệp và xã hội. Trong khi đó, việc kiểm tra, kiểm soát tuy đã hình thành nhưng chưa thường xuyên, liên tục. Thêm vào đó, việc xử lý của cơ quan Nhà nước và tổ chức nghề nghiệp cũng chưa mạnh tay và triệt để”.

    Để giải quyết được vấn đề này, ông Nguyễn Thành Trung - Tổng giám đốc, Công ty TNHH MAZARS Việt Nam - cho rằng: “Cần khuyến khích các công ty giám sát lẫn nhau, hoặc có thể kiện nhau nếu vi phạm – đây sẽ là biện pháp hữu hiệu khiến cho các công ty kiểm toán luôn tự kiểm soát chất lượng và giá phí theo thị trường”.

    Theo ông Phan Xuân Vạn – Tổng giám đốc, Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC: “Cần đề ra một số hướng dẫn về xác định mức phí kiểm toán. Khi có những thông tin về giảm giá phí có thể ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán, VACPA phải kiểm tra về mặt chất lượng. Nếu chất lượng không đảm bảo thì xử lý theo quy định của hội; báo cáo Bộ Tài chính, hoặc công bố để cảnh báo khách hàng.

    Bên cạnh đó, VACPA cần có bộ phận giám sát, khuyến khích các công ty kiểm toán giám sát lẫn nhau và cung cấp thông tin cho hiệp hội. Nếu phát hiện việc đưa tin không trung thực, VACPA cần có văn bản nhắc nhở, đồng thời công bố ngay trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo cho khách hàng nhằm ngăn chặn việc quảng cáo sai sự thật...

    Vũ Điển
    Nguồn: Báo điện tử Công thương

    Cập nhật bởi Xmen-8711 ngày 29/02/2012 03:19:33 CH

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    Báo quản trị |  
  • #167520   23/02/2012

    luanls89
    luanls89
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2011
    Tổng số bài viết (336)
    Số điểm: 2899
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 144 lần


    Toàn cảnh vụ thâu tóm Sacombank

    Toàn cảnh vụ thâu tóm Sacombank

    Eximbank công bố đại diện cho 51% cổ phần biểu quyết của Sacombank nhưng cuộc đua giành quyền kiểm soát ngân hàng chưa ngã ngũ. 
    Thâu tóm ngân hàng cần minh bạch
    'Không có lý do để Sacombank bầu lại HĐQT'

    Từ tháng 7/2011, thị trường liên tục đưa ra những đồn đoán xung quanh việc Ngân hàng cổ phần Sacombank (STB) bị một nhóm nhà đầu tư nội thâu tóm. Sự việc ngày càng nóng hơn khi các nhóm cổ đông liên tục đưa ra phát biểu xung quanh việc thay đổi ban lãnh đạo ngân hàng trước thềm đại hội cổ đông (ĐHCĐ). Một cuộc rượt đuổi tranh giành quyền kiểm soát đã diễn ra giữa 2 bên: thâu tóm và phòng thủ.

    ấdgfsgsdfg
    Cổ phiếu STB tăng 64% thị giá khi hai nhóm cổ đông liên tục đẩy mạnh giao dịch thâu tóm. Ảnh minh họa

    Sacombank là ngân hàng cổ phần lớn tại Việt Nam với mức vốn điều lệ hơn 10.000 tỷ đồng. Tính đến ĐHCĐ Sacombank năm 2011, những cổ đông lớn của STB gồm: REE 3,66%, Dragon Capital 6,66%, ANZ 9,78% và ban điều hành của ngân hàng này nắm 9%.


    Tháng 8/2011, Dragon Capital chính thức bán toàn bộ 6,66% vốn tại Sacombank, với 61 triệu cổ phiếu sau 10 năm nắm giữ. Kể từ thời điểm này, thông tin về việc nhà đầu tư nội thu gom cổ phiếu Sacombank để giành quyền kiểm soát lan khắp thị trường


    Trước tình hình đó, từ tháng 7/2011, hàng loạt động thái mua bán hàng chục triệu cổ phiếu STB xuất phát từ các công ty của gia đình họ Đặng (liên quan đến người nhà Chủ tịch Sacombank Đặng Văn Thành) được khởi động. Khi đó, giá cổ phiếu STB đã rơi xuống mức đáy là 11.600 đồng. Thành Thành Công, nơi vợ ông Đặng Văn Thành làm Chủ tịch HĐQT được chuyển nhượng cá nhân 15 triệu cổ phiếu Sacombank. Sau đó, Bourbon Tây Ninh (SBT) dự kiến mua 7,5 triệu, hai công ty con của Thành Thành Công đăng ký mua 13,2 triệu cổ phiếu STB.


    Từ 16/11 đến 16/12/2011, STB bất ngờ đăng ký mua vào lượng cổ phiếu quỹ kỷ lục là 100 triệu đơn vị. Nếu tính theo giá tại thời điểm đó, STB sẽ phải chi hơn 1.300 tỷ đồng (theo báo cáo tài chính quý III/2011, STB có thặng dư vốn và số dư các quỹ là 2.824 tỷ đồng). Khi đó, Chủ tịch Đặng Văn Thành tuyên bố sẽ tiếp tục mua cho đến khi giá của cổ phiếu này về đúng giá trị thực (không dưới 20.000 đồng), đồng thời khẳng định, cho tới thời điểm chốt danh sách cổ đông vào tháng 8/2011, không có ai nắm giữ tới 30% cổ phần của Sacombank.


    Tháng 1/2012, hai cổ đông lớn khác của STB là REE, ANZ đã thoái sạch vốnkhỏi Sacombank. Thay vào đó, Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Eximbank (EIB) trở thành cổ đông lớn với lượng nắm giữ là 9,73%, trong đó phần lớn là được chuyển nhượng từ ANZ. Từ đây, liên tục dấy lên tin đồn về việc ACB, Eximbank và Sacombank sẽ "về cùng một nhà". Thậm chí, ông Lý Xuân Hải - Tổng giám đốc ACB được đồn đoán sẽ trở thành nhà lãnh đạo mới của Sacombank. Tuy nhiên, ngay sau đó, các bên liên quan đã bác bỏ khả năng hợp nhất.


    Trước thềm ĐHCĐ Sacombank 2012, thị trường lại tiếp tục rúng động với việc Sacombank chỉ đạo nhân viên nội bộ gom ủy quyền cho ban lãnh đạo ngân hàng, hoãn ngày chốt danh sách và sửa đổi nội dung của đại hội. Cổ đông lớn Eximbank ngay lập tức gửi văn bản lên ban điều hành Sacombank với đề nghị gây sốc: bầu lại toàn bộ HĐQT, Ban kiểm soát.


    Trong thông báo của mình, Eximbank cho biết họ đã có ủy quyền bằng văn bản đại diện cho nhóm cổ đông đa số (trên 51% cổ phần biểu quyết), yêu cầu bầu lại toàn bộ ban lãnh đạo của Sacombank. Đáp lại động thái này, Chủ tịch Đặng Văn Thành của Sacombank cho rằng Eximbank tham gia HĐQT Sacombank là bình thường, tương tự như ANZ trước đây. Theo ông Thành, điều này sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi cạnh tranh giữa hai ngân hàng, và STB sẵn sàng nghe ý kiến đóng góp nếu xét thấy hợp lý.


    Tuy nhiên, vị chủ tịch này cũng lên tiếng khẳng định "chưa có tiền lệ yêu cầu miễn nhiệm HĐQT ngân hàng", và đòi hỏi của EIB đã vi phạm luật tổ chức tín dụng. Thậm chí, Eximbank có thật đang đại diện cho 51% cổ phần biểu quyết của STB hay không thì còn phải chờ chốt danh sách cổ đông.


    Sacombank thực sự đang nằm trong tay nhóm cổ đông nào và ban lãnh đạo của ngân hàng này sau ĐHCĐ là ai là những câu hỏi mà thị trường chờ đợi trong kỳ đại hội dự kiến diễn ra vào tháng 4 tới. Tuy nhiên, có thể thấy ngay được tác động của cuộc đua giành quyền kiểm soát này lên giá cổ phiếu của Sacombank. Kể từ mức đáy 11.600 đồng, đến ngày 21/2, thị giá STB đã tăng 64%

    Cập nhật bởi luanls89 ngày 23/02/2012 02:51:58 CH

    Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Thành Luân

    - Điện thoại: 0974.220.145

    - Gmail: thanhluanls89@gmail.com

    Sông có thể cạn, núi có thể mòn

    Song chân lý ấy không bao giờ thay đổi

    * TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ ( Liên hệ 24/24)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luanls89 vì bài viết hữu ích
    hangdt85 (28/02/2012)