Tin tức đời sống pháp luật (tổng hợp)

Chủ đề   RSS   
  • #169183 29/02/2012

    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2729)
    Số điểm: 19322
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần


    Tin tức đời sống pháp luật (tổng hợp)

    Topic sẽ là nơi cập nhật những tin tức đời sống pháp luật mới nhất dành cho các thành viên DanLuat quan tâm theo dõi.

    Bạn nào muốn đăng tin tức đời sống pháp luật có thể chia sẻ với các thành viên khác ngay tại topic này nhé.

    Các bài bình luận về sự kiện sẽ được tách thành các topic con riêng biệt.
    Cập nhật bởi boyluat ngày 29/02/2012 04:15:09 CH
     
    18033 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #87245   09/03/2011

    tranthibichvan_tax06
    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Chính sách thuế qua con mắt kiểm toán.

    #ff0000; text-decoration: underline;">Chính sách thuế qua "con mắt" kiểm toán

    Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho rằng cơ bản các chính sách thuế đã được Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan triển khai thực hiện kịp thời, đúng mục tiêu của các giải pháp về thuế của Quốc hội và Chính phủ nhằm kích cầu đầu tư, tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế. Chỉ trong thời gian ngắn, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với các Vụ chức năng thuộc Bộ Tài chính tham mưu để ban hành 9 thông tư hướng dẫn việc hoàn, miễn, giảm, giãn thuế theo các giải pháp về thuế nhằm kích thích đầu tư, tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế.

    Theo đó, các cơ quan thuế, hải quan các cấp từ Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan đến các chi cục thuế, chi cục hải quan địa phương đã có nhiều biện pháp tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức tập huấn, đối thoại, hướng dẫn cụ thể đối với các đối tượng được hưởng ưu đãi thuế, ngành hàng được hưởng ưu đãi, thời gian được hưởng ưu đãi; hướng dẫn việc tính toán, kê khai, ghi chép hóa đơn và hạch toán kế toán đối với số thuế được hoàn, miễn, giảm, giãn để các doanh nghiệp và người nộp thuế hiểu và thực hiện.

    Đồng thời, Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan đã tăng cường kiểm tra tình hình triển khai thực tế tại các cơ quan thuế, hải quan các cấp để chỉ đạo, hướng dẫn công tác nghiệp vụ, giải đáp kịp thời, đầy đủ những vướng mắc trong quá trình thực hiện...

    Trong năm 2008, Tổng cục Thuế đã giảm thuế thu nhập doanh nghiệp quý IV hơn 1.106 tỷ đồng. Năm 2009, hoàn thuế (tạm hoàn) được 4.163 tỷ đồng, miễn, giảm thuế và lệ phí trước bạ 13.708 tỷ đồng; giảm thuế giá trị gia tăng đầu ra (Tổng cục Thuế), thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu (Tổng cục Hải quan) 53.362,9 tỷ đồng; giãn thuế (gia hạn nộp thuế) 18.121,8 tỷ đồng.

    Kịp thời, đúng mục tiêu

    KTNN cho rằng các giải pháp về thuế nhằm kích thích kinh tế của Chính phủ được các cơ quan thuế hướng dẫn, tổ chức thực hiện kịp thời nên đã có tác động tích cực trong việc góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, ngăn chặn lạm phát, tốc độ tăng GDP quý sau cao hơn quý trước, cả năm đạt 5,3%. Do tác động của các giải pháp kích thích kinh tế của Chính phủ, nên dù thực hiện các giải pháp về thuế (miễn, giảm, giãn nộp thuế, lệ phí trước bạ...), nhưng thu ngân sách Nhà nước vẫn vượt dự toán, kinh tế vẫn tăng trưởng cao.
    Với những chính sách đã ban hành và việc triển khai thực hiện kịp thời các chính sách đã mang lại hiệu quả thiết thực như: Giảm 50% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với một số mặt hàng đã tạo thuận lợi hơn cho việc nhập khẩu, tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp, giảm gánh nặng về vốn trong việc vay vốn ngân hàng, tạo thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sản xuất. Kéo dài thời gian nộp thuế là chính sách được người nộp thuế đánh giá cao, tạo điều kiện thuận lợi, giảm gánh nặng về vốn cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp tục triển khai các dự án; doanh nghiệp đã có nhiều cơ hội hưởng sự ưu tiên về thủ tục hải quan...

    Tồn tại trong thực hiện

    Tuy nhiên theo đánh giá của Kiểm toán Nhà nước, một số nội dung hướng dẫn của Bộ Tài chính chưa phù hợp, chưa bám sát mục tiêu của giải pháp về thuế của Chính phủ, nên khó thực hiện và làm hạn chế tác dụng như: Quy định về giảm thuế giá trị gia tăng cho hộ cá nhân, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán không phù hợp với quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng, nên không được thực thi đầy đủ; hướng dẫn giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ còn có những bất cập, thiếu cụ thể nên các đối tượng được giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp chưa phù hợp với mục tiêu của giải pháp về thuế.

    Một số thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thiếu cụ thể, quá trình thực hiện phát sinh nhiều vướng mắc, Bộ Tài chính phải ban hành nhiều công văn giải thích, trả lời chính sách, trong đó có một số công văn có nội dung hướng dẫn, quy định có tính quy phạm pháp luật phải ban hành dưới hình thức thông tư nhưng Bộ Tài chính đã ban hành công văn hướng dẫn không đúng quy định của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật...
    Qua kiểm toán tại 11 cục thuế và 7 cục hải quan cho thấy, ngành thuế và hải quan đã thực hiện công tác quản lý thu thuế theo quy định, tuy nhiên, vẫn còn một số sai sót như: Chủ yếu là hoàn trước, kiểm tra sau, nhưng công tác kiểm tra sau hoàn thuế chưa được chú trọng, có cục thuế chỉ kiểm tra sau hoàn thuế được 20% - 30% đối tượng đoàn hoàn, đặc biệt, Cục Thuế Hải Phòng và Đà Nẵng chưa thực hiện kiểm tra sau hoàn đối với các hồ sơ tạm hoàn. Một số trường hợp kiểm tra sau hoàn thuế không xử lý đúng quy định.

    Đơn cử như Cục Thuế Thanh Hóa hoàn thuế cho Ban Quản lý dự án Xi măng Bỉm Sơn không đúng đối tượng kéo dài từ năm 2001 đến 2010. Từ năm 2001 đến quý 1/2010, Cục Thuế Thanh Hóa đã hoàn thuế cho đơn vị này là 144.654 triệu đồng, trong đó hoàn vượt số thuế được hoàn trong tháng 2/2008 và 2009 là 51.458 triệu đồng, quý 1/2010 là 10.748 triệu đồng. Số thuế hoàn không đúng đối tượng năm 2008 và 2009 đã làm tăng chi ngân sách trung ương (chi quỹ hoàn thuế) và Công ty Xi măng Bỉm Sơn do không phải khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào (vì đã được hoàn) nên đã nộp ngân sách tạo điều kiện cho tỉnh Thanh Hóa tăng thu ngân sách địa phương tương ứng, dẫn đến phản ánh sai lệch thu chi ngân sách nhà nước...

    Kiến nghị của KTNN

    Tổng cục Thuế cần đôn đốc các cục thuế ban hành các quyết định xử lý truy thu thuế, xử phạt, thu hồi tiền hoàn thuế theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, trên cơ sở đó thực hiện thu hồi nộp ngân sách Nhà nước và hoàn trả quỹ hoàn thuế theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước 24.926,7 triệu đồng. Đồng thời, chỉ đạo các cục thuế tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế, đặc biệt công tác kiểm tra sau hoàn, đảm bảo tỷ lệ quy định. Kiểm tra, quyết toán thuế đối với các doanh nghiệp để xác định chính xác số giảm, miễn và giãn thuế. Rút kinh nghiệm trong việc quản lý, điều hành, hướng dẫn ban hành văn bản không chặt chẽ trong việc thực hiện hoàn thuế, chỉ đạo các cục thuế thực hiện kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân trong quản lý thu thuế, lệ phí trước bạ và hoàn thuế không đúng đối tượng.

    Tổng cục Hải quan cần chỉ đạo các cục hải quan ra quyết định truy thu thuế, nộp ngân sách Nhà nước do phân loại áp mã và áp giá sai quy định, chuyển số dư tài khoản tạm thu sang chuyên thu đối với tờ khai thuế quá hạn 135 ngày theo các yêu cầu sau: Chỉ đạo Cục Hải quan Đà Nẵng kiểm tra, làm rõ cơ sở của việc thực hiện không đúng quy định phải ra quyết định truy thu thuế do áp giá, phân loại áp mã sai, hưởng chế độ ưu đãi C/O form E không đúng quy định 578 triệu đồng. Chỉ đạo các cục hải quan, chi cục hải quan kiểm tra, xử lý nộp ngân sách nhà nước thuế giá trị gia tăng hàng sản xuất xuất khẩu quá thơid hạn 275 ngày nộp thuế chưa thực hiện xuất khẩu và chuyển số dư tài khoản tạm thu sang chuyên thu 135.100,5 triệu đồng. Thực hiện kiểm tra sau thông quan, làm rõ các trường hợp thực hiện chính sách miễn thuế 21.652,8 triệu đồng (Cục Hải quan Khánh Hòa 21.554 triệu đồng, Cục Hải quan TP.HCM 98,8 triệu đồng), nếu không đúng quy định, đề nghị xác định hành vi vi phạm, mức độ vi phạm, truy thu thuế theo quy định và báo cáo kết quả về Kiểm toán Nhà nước và Bộ Tài chính.

    Bộ Tài chính cần chỉ đạo Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN; ban hành các văn bản hướng dẫn chính sách phải đảm bảo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tránh ban hành quá nhiều văn bản hướng dẫn dưới hình thức công văn.

    (Ngân Vũ)

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    Báo quản trị |  
  • #87707   11/03/2011

    tranthibichvan_tax06
    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Trần lãi suất: Từ đồng thuận tới thông tư

    Trần lãi suất: Từ đồng thuận tới thông tư

    Hồ Quốc Tuấn (*) Thứ Năm,  10/3/2011, 14:33 (GMT+7).

    TBKTSG) - Với Thông tư 02, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã biến cam kết qua đồng thuận của các thành viên Hiệp hội Ngân hàng từ tháng 12-2010 trở thành một quy định phải tuân thủ và nếu ngân hàng nào không tuân theo sẽ bị chế tài.

    Có thể lý giải việc NHNN buộc phải ra Thông tư 02 là vì ngày càng có nhiều ngân hàng tìm cách “lách thỏa thuận” trần lãi suất. Tuần rồi, NHNN đã ra văn bản xử lý hai ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long và Phương Tây vì vi phạm lãi suất huy động vốn. Đây chỉ là những tình huống “đã bị phát hiện”. Còn bao nhiêu tình huống “chưa bị phát hiện” nữa?

    Vì vậy, Thông tư 02 của NHNN có thể xem là một sự “nhắc nhở nghiêm khắc” với các ngân hàng thương mại nhưng cũng là một động thái cho thấy cơ chế đồng thuận trần lãi suất thông qua Hiệp hội Ngân hàng đã không còn hiệu quả (thực tế trong hai năm 2009 và 2010 cũng có một số ngân hàng không tôn trọng thỏa thuận này). Vì vậy, cần có một cơ chế mạnh tay hơn, đó chính là Thông tư 02 của NHNN.

    Câu hỏi đặt ra là vì sao cứ phải quy định trần lãi suất huy động? Một số ý kiến lý giải là để các ngân hàng nhỏ không thể mạnh tay tăng lãi suất huy động nhằm cạnh tranh với ngân hàng lớn, bất chấp rủi ro với nhận thức là nếu có chuyện đổ vỡ thì sẽ được NHNN cứu”. Đây là tranh luận về góc độ rủi ro đạo đức hay là tính dựa dẫm của các ngân hàng nhỏ vào một tấm lưới bảo vệ “ngầm” từ NHNN với niềm tin là NHNN không thể để cho ngân hàng thương mại sụp đổ. NHNN sợ rằng sẽ có chạy đua lãi suất làm bất ổn hệ thống hay sợ ngân hàng thương mại “làm liều”, chấp nhận quá nhiều rủi ro nên phải quy định trần lãi suất huy động.

    Tuy nhiên, nhìn ngược lại, từ khi áp dụng phương thức đồng thuận trần lãi suất huy động từ năm 2008, lãi suất “đồng thuận” đã được nâng dần từ 11% lên đến 14% như hiện nay. Như vậy, có nghĩa là mặt bằng lãi suất không ngừng tăng lên do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về kỳ vọng lạm phát và sự mất giá của tiền đồng so với đô la Mỹ khiến người dân đòi hỏi một phần bù cao hơn mới chịu gửi tiền vào ngân hàng.

    Trong bối cảnh như vậy cộng với việc siết chặt chính sách tiền tệ, nếu ngân hàng thương mại lớn buộc phải tăng lãi suất lên kịch trần thì ngân hàng thương mại nhỏ làm sao cạnh tranh? Kết cục là ngân hàng thương mại nhỏ buộc phải “ỷ nhỏ làm liều”, bất chấp tất cả mà lách luật hay sao? Và NHNN sẽ phải tốn chi phí giám sát và chế tài đến mức nào nữa? Cuối cùng thì mục tiêu ổn định hệ thống liệu có thể đạt được?

    Cơ chế trần lãi suất đang tiềm ẩn khả năng bóp méo mặt bằng giá cả trên thị trường tài chính và có thể dẫn đến sự phân bổ tài sản tài chính lệch lạc. Mặt bằng lãi suất huy động tiền đồng bị giới hạn thì người dân sẽ tìm những kênh đầu tư khác, vào vàng và đô la Mỹ chẳng hạn.

    Rõ ràng cơ chế trần lãi suất đang tiềm ẩn khả năng bóp méo mặt bằng giá cả trên thị trường tài chính và có thể dẫn đến sự phân bổ tài sản tài chính lệch lạc. Mặt bằng lãi suất huy động tiền đồng bị giới hạn thì người dân sẽ tìm những kênh đầu tư khác, vào vàng và đô la Mỹ chẳng hạn.

    Như vậy, hệ quả của trần lãi suất là NHNN sẽ lại phải giám sát luôn cả các kênh tiết kiệm khác trong dân như tỷ giá, lãi suất đô la Mỹ, vàng, chặn đầu này, cấm đầu kia, làm tiền chạy lòng vòng trong hệ thống chính thức bị tắc nghẽn và tất yếu sẽ phát sinh nhu cầu ở thị trường phi chính thức. Khi đó, tiền không vào ngân hàng mà duy trì ở những kênh phi chính thức sẽ tiềm ẩn nhiều bất ổn hơn.

    Tóm lại, Thông tư 02 tái khẳng định nỗ lực duy trì mặt bằng lãi suất huy động trong tầm kiểm soát, tránh cuộc chạy đua lãi suất và nhằm ổn định h��� thống. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi để có lãi suất huy động ổn định lại nằm ở các yếu tố như kỳ vọng lạm phát, niềm tin vào đồng nội tệ và hành vi đầu tư-tiết kiệm của người gửi tiền.

    Nói cách khác, tiếp tục nỗ lực duy trì trần lãi suất chỉ có thể là một giải pháp tạm thời với hy vọng lạm phát sẽ dần giảm đi và giảm đi kỳ vọng lạm phát trong dân, khi đó ngân hàng cũng không phải tìm cách “lách” trần lãi suất nữa mà tiền vẫn vào ngân hàng. Trong khi đó, muốn lạm phát giảm, đồng nội tệ ổn định thì không chỉ trông vào chính sách tiền tệ mà còn ở chính sách tài khóa, diễn biến giá cả thế giới, tình hình xuất nhập khẩu cũng như dòng vốn quốc tế nữa. Nhiều yếu tố kể trên không nằm trong tầm kiểm soát của NHNN. Vì vậy, chuyện về trần lãi suất có lẽ sẽ tiếp tục là chuyện dài nhiều tập.

    Báo KTSG Online.

    _________________

    (*) Nghiên cứu sinh tiến sĩ, Đại học Manchester, Anh

    Cập nhật bởi Xmen-8711 ngày 29/02/2012 02:28:44 CH Cập nhật bởi tranthibichvan_tax06 ngày 11/03/2011 11:33:11 AM

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    Báo quản trị |  
  • #90625   25/03/2011

    tranthibichvan_tax06
    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Tăng tốc triển khai xác thực và bảo mật chữ ký số chuyên dùng

    Tăng tốc triển khai xác thực và bảo mật chữ ký số chuyên dùng



    Sau một thời gian Dự án triển khai ứng dụng chữ ký số trong lĩnh vực hành chính công và công cộng do Ban Cơ yếu chính phủ - Bộ nội vụ và Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp thực hiện, có thể thấy, việc ứng dụng chữ ký số (CKS) đã đem lại nhiều lợi ích cho các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp như: đảm bảo độ an toàn và bảo mật thông tin trong hoạt động quản lý công văn, thư điện tử; góp phần đẩy nhanh các giao dịch điện tử…
    Tuy nhiên, Thực tế, khả năng cung cấp cũng như nhu cầu đã tăng song việc áp dụng CKS còn rất nhiều khó khăn. Vậy dưới góc độ nhà quản lý và căn cứ nhu cầu của thị trường chúng ta nên nhìn nhận vấn đề này thế nào và có giải pháp cụ thể ra sao?
    CKS - Tiềm năng có, nhưng khó triển khai
    Khác với chữ ký truyền thống phải mất nhiều thời gian giám định, chữ ký số có thể được giám định, xác nhận nhanh với các công cụ điện tử. Đây là giải pháp công nghệ đảm bảo tính duy nhất của người cung cấp thông tin và bảo mật cho một người khi thực hiện các giao dịch
    Hiện nay, Việt Nam đang triển khai 2 hệ thống CKS, trong đó hệ thống chứng thực CKS công cộng là nơi cấp chứng thư số/CKS cho các giao dịch điện tử giữa cơ quan Chính phủ với người dân doanh nghiệp (G2C, G2B), còn hệ thống chứng thực CKS chuyên dụng là nơi cấp phát chứng thư số cho các giao dịch điện tử giữa các cơ quan Đảng, Chính phủ với nhau (G2G).
    Tiềm năng thị trường cho dịch vụ này là rất lớn. Bên cạnh sự bùng nổ các giao dịch thương mại điện tử của các doanh nghiệp và cá nhân, Chính phủ cũng đang đẩy mạnh cải cách hành chính với việc thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử nên nhu cầu về chứng thực chữ ký số ở Việt Nam là rất lớn. Nhưng để triển khai, ứng dụng hiệu quả phải có sự thống nhất từ nhiều phía, từ cải cách hành chính công của cơ quan quản lý nhà nước đến nhận thức của doanh nghiệp và cá nhân sử dụng.
    Thế giới đã triển khai ứng dụng CKS hơn 10 năm nay, Việt Nam tham gia muộn, quá trình triển khai lại chậm trễ. Phải đến 01/03/2006 khi Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 có hiệu lực thì mới tạo môi trường pháp lý cần thiết để điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ giao dịch điện tử (GDĐT) trong tất các các lĩnh vực, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cá nhân; đảm bảo sự bình đẳng và an toàn trong GDĐT; công nhận giá trị pháp lý của thông điệp điện tử, chữ ký điện tử và dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử với các điều kiện an toàn kèm theo. Đến nay trên thị trường mới có 6 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực CKS công cộng và chỉ có 1 tổ chức duy nhất là Trung tâm chứng thực điện tử chuyên dùng Chính phủ thuộc Ban cơ yếu chính phủ được phép cung cấp dịch vụ chứng thực CKS chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị, các cơ quan Đảng, Nhà nước.
    Chính vì sự phát triển muộn của thị trường dịch vụ CKS đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển dịch vụ hành chính công cũng như lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam.
    Mặc dù hiểu rõ lợi ích hiển hiện của việc ứng dụng CKS chuyên dùng trong việc đảm bảo tính bảo mật, xác thực của giao dịch điện tử, song thực tế thời gian qua, việc ứng dụng CKS trong hệ thống chính trị, các cơ quan Đảng và Nhà nước vẫn còn khá “khiêm tốn”, mới chỉ có các cơ quan Đảng, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Văn phòng Chính phủ (triển khai chứng thư số và phần mềm phục vụ ký xác thực trên hệ thống thư điện tử), Bộ Ngoại giao (triển khai chứng thư số phục vụ xác thực người sử dụng cho hệ thống phần mềm NetOffice), Bộ Tài chính (triển khai chứng thư số phục vụ ứng dụng báo cáo thanh tra, và ứng dụng quản lý công sản)…, bước đầu đã triển khai ứng dụng CKS.
    Kho bạc Nhà nước (KBNN) được đánh giá là đơn vị tiên phong trong ngành Tài chính ứng dụng thành công chữ ký số (từ tháng 5/2006) trong hệ thống thanh toán điện tử liên kho bạc ngoại tỉnh, sử dụng giải pháp Microsoft Certificate Authentication và lưu trữ khoá bảo mật bằng PKI Smart Card (chống sao chép, nhân bản) dùng cho việc định danh, xác thực và mã hóa dữ liệu. Chữ ký số đã góp phần nâng cao mức độ an toàn bảo mật trong các giao dịch của KBNN và từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên tham gia quy trình giao dịch điện tử.
    Tuy nhiên trong năm 2010, KBNN có nhu cầu sử dụng chứng thư số cho Hệ thống trao đổi thông tin thu nộp thuế TCS, hệ thống email và hệ thống chuyển nhận công văn qua mạng nhưng không triển khai được hệ thống chứng thực số chuyên dùng, bởi việc ban hành các văn bản làm căn cứ pháp lý và thủ tục cho việc sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị vẫn chưa đầy đủ.

    Các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước:
    - Giao dịch điện tử nội bộ cơ quan Nhà nước
    - Giao dịch điện tử giữa các cơ quan Nhà nước với nhau
    - Giao dịch điện tử giữa các cơ quan Nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhân
    - Giao dịch điện tử giữa các cơ quan Nhà nước phải được chứng thực bởi tổ chức chứng thực điện tử do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
    Với kinh nghiệm của một đơn vị đã từng nhiều năm triển khai ứng dụng CKS (từ năm 2006, Văn phòng Trung ương Đảng đã thí điểm CKS trong Đề án 47), ông Vũ Duy Lợi, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin, Văn phòng Trung ương Đảng cho rằng: CKS trong giao dịch điện tử của các cơ quan Đảng, Chính phủ đã được triển khai, song vẫn chưa được sử dụng thường xuyên bởi nhu cầu thực sự phải dùng đến nó (số lượng văn bản mật cần phải ký số) chưa nhiều. Hơn nữa, việc ứng dụng CKS vẫn còn bị cho là “phức tạp” và thiếu đồng bộ, thống nhất trong hệ thống, đặc biệt là vẫn thiếu cơ sở pháp lý để “bắt buộc” sử dụng CKS; chưa thống nhất trong cách thức phối hợp quản lý chứng thư số… Cũng cần lưu ý rằng, để cung cấp dịch vụ chứng thực CKS còn phụ thuộc vào tỷ lệ ứng dụng, mức độ ứng dụng CNTT của các Bộ, ngành khác nhau.
    Trên đây là hiện trạng việc triển khai CKS và dịch vụ chứng thực CKS chuyên dùng của khối cơ quan thuộc hệ thống chính trị, các cơ quan Đảng, Nhà nước ở trung ương. Còn ở địa phương, điển hình như Thành phố Hải Phòng, nơi có cơ sở hạ tầng thông tin tương đối tốt, với hơn 18 sở ngành, 15 quận huyện và 223 xã phường, nhưng cũng mới chỉ duy nhất có Sở giáo dục và đào tạo triển khai thử nghiệm ứng dụng chứng thực CKS chuyên dùng từ tháng 05/2010. Tuy nhiên, việc áp dụng này mới chỉ diễn ra một chiều với các văn bản của Sở gửi đến các đơn vị, trường thuộc Sở quản lý (120 đơn vị) trên hệ thống quản lý văn bản nội bộ.
    Cần sự phối hợp đồng bộ
    Để có một thị trường dịch vụ chứng thực CKS phát triển, đòi hỏi các đơn vị cung cấp cần nỗ lực hơn trong việc cải tiến các giải pháp, thúc đẩy ứng dụng vào cuộc sống. Đồng thời, bằng các biện pháp khuyến khích kết hợp với “bắt buộc”, để thay đổi thói quen của các cơ quan đối với việc sử dụng CKS.
    Mặt khác, khối cơ quan thuộc hệ thống chính trị, các cơ quan Đảng, Nhà nước cũng phải là đơn vị tiên phong đưa CKS triển khai sâu rộng hơn vào công cuộc cải cách hành chính công cũng như trong cuộc sống.
    Phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc sử dụng hệ thống thư điện tử, đó là nội dung của Chỉ thị 34/2008/CT – TTg ngày 03/12/200 đã nêu, yêu cầu các cơ quan Nhà nước phải tăng cường sử dụng thư điện tử trong các hoạt động của mình, đồng thời có sự phối hợp với nhau trong việc sử dụng CKS chuyên dùng và hệ thống xác thực.
    Ban cơ yếu Chính phủ, Bộ nội vụ có trách nhiệm xây dựng hệ thống xác thực và bảo mật cho các hệ thống thông tin của Chính phủ; phối hợp với Bộ thông tin và truyền thông, Bộ công an phát triển kế hoạch ứng dụng hạ tầng khóa công khai (PKI), CKS để bảo đảm bảo mật, xác thực thông tin trong việc sử dụng hệ thống thư điện tử của các cơ quan nhà nước. Theo đó, các cơ quan khối các Bộ, ngành từ trung ương đến địa phương phải phối hợp với nhau để triển khai ứng dụng CKS trong hoạt động quản lý hành chính công (Chính phủ điện tử) và GDĐT. Đặc biệt việc triển khai ứng dụng này cần phải thống nhất, đồng bộ cả về luật pháp (chính sách, quy trình, thủ tục), công nghệ, và con người…, đặc biệt là sự đồng thuận, hưởng ứng của cả cơ quan quản lý Nhà nước với doanh nghiệp. Cụ thể:
    Đồng bộ từ hệ thống các văn bản pháp lý bền vững, mang tính bao quát về quản lý, sử dụng CKS và dịch vụ chứng thực chữ ký số (CA), đây chính là hành lang pháp lý cần thiết để đảm bảo việc triển khai ứng dụng CKS một cách thống nhất, tiện dụng.
    Đồng bộ cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông: thiết lập và ứng dụng hệ thống cung cấp, quản lý chứng thư số và sử dụng hạ tầng kỹ thuật (IP) mạng thông tin diện rộng tích hợp với hệ thống PKI…Về mặt pháp lý, mô hình hạ tầng khóa công khai (PKI) cần được mô tả cụ thể và đồng bộ, nhằm thống nhất phương thức quản lý nhà nước và thống nhất yêu cầu kỹ thuật để triển khai. Đồng thời, tích hợp chức năng mã mật vào hệ thông tin chuyên ngành và tích hợp cơ chế xác thực người dùng…
    Đồng bộ cả về con người: ở đây chính là sự thống nhất về nhận thức, trình độ cũng như nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế hoạt động của cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin với cán bộ cơ yếu (tiếp nhận yêu cầu chứng thư). Thường xuyên tổ chức các khóa bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ chuyên trách và phổ cập ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, công chức.
    Liên thông dịch vụ chứng thực chữ ký số (CA) quốc tế
    Theo ông Đào Đình Khả, Giám đốc Trung tâm Chứng thực số quốc gia, Bộ thông tin và truyền thông: ngày nay, cùng với sự bùng nổ hợp tác quốc tế cả về chính trị - xã hội lẫn hoạt động kinh tế - văn hóa, đã đặt ra yêu cầu cho dịch vụ chứng thực CKS của Việt Nam phải đáp ứng một số điều kiện phù hợp với quy định của quốc tế.
    Thực tế, ở các quốc gia mà dịch vụ chứng thực CKS đã rất phát triển như Singapore, Đài Loan, Malaysia…, họ đều có quy định rất rõ ràng về vấn đề công nhận tính hợp pháp của CKS nước ngoài, tức là phải có sự cam kết bằng hiệp ước cụ thể giữa các quốc gia với nhau. Song, trong bối cảnh toàn cầu chưa có một hiệp ước chung về giá trị của CKS, các quốc gia thường tự thỏa thuận với nhau.
    Căn cứ nhu cầu thực tế phục vụ các giao dịch thương mại quốc tế, Bộ thông tin và truyền thông cũng đã có quy định điều kiện công nhận chữ ký số, chứng thư số của tổ chức chứng thực chữ ký số nước ngoài (tại khoản 1,2,3,4 Điều 52 Nghị định26/2007/NĐ-CP) như: Có ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế có quy định về việc công nhận CKS và chứng thư số nước ngoài mà Việt Nam có tham gia; Được cơ quan có thẩm quyền nước mình cấp phép hoặc chứng nhận; Độ tin cậy của CKS và chứng thư số; Phải có văn phòng đại diện tại Việt Nam. Nhưng cho đến nay, Việt Nam cũng chưa hề có một động thái nào trong việc ký kết điều ước với các quốc gia khác về CKS.
    Ông Khả cho biết: hiện nay các doanh nghiệp nước ngoài “rất ngại” khi tham gia giao dịch ở Việt Nam, bởi lẽ, Việt Nam cùng lúc sử dụng 2 hệ thống chứng thực CKS là: hệ thống chứng thực CKS công cộng (dành cho các giao dịch điện tử giữa cơ quan Chính phủ với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân - G2C, G2B) và chứng thực CKS chuyên dùng (chỉ thực hiện cho các giao dịch điện tử giữa các cơ quan Đảng, Chính phủ với nhau - G2G).
    Vấn đề đặt ra ở đây là Việt Nam phải sớm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý quốc gia về CKS cũng như các điều ước, hiệp định quốc tế nhằm đảm bảo CKS được sử dụng rộng khắp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam cũng như doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào hoạt động kinh tế nói chung và việc quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước nói riêng. Đây cũng là vấn đề cấp bách mà cần các cơ quan chức năng vào cuộc.
    (HTH)
    Cập nhật bởi Xmen-8711 ngày 29/02/2012 02:38:04 CH

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    Báo quản trị |  
  • #120740   29/07/2011

    tuandungpetro
    tuandungpetro

    Sơ sinh

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2009
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 270
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    UBND tỉnh Quảng Ngãi bị khởi kiện ra tòa

    Ủy ban nhân dân tỉnh bị khởi kiện liên quan đến miễn giảm thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất


    UBND tỉnh Quảng Ngãi bị khởi kiện ra tòa

    Cập nhật 27/07/2011 11:22 (GMT+7)

    Ngày 25/7/2011, TAND tỉnh Quảng Ngãi xét xử sơ thẩm vụ Cty TNHH Trường Xuân khởi kiện UBND tỉnh Quảng Ngãi vì cho rằng cơ quan này đã ra quyết định hành chính sai pháp luật, gây phương hại đến quyền và lợi hợp pháp của cty...

    Hoạt động nghiêm túc vẫn…bị phạt?

    Cty TNHH Trường Xuân thành lập ngày 11/3/2002; năm 2003 UBND tỉnh Quảng Ngãi giao 29.578 m2 đất có thu tiền sử dụng đất, trong đó có 21.048 m2 đất được phép xây nhà ở liền kề và các cơ sở dịch vụ. 

    ytfgku
    Dư luận trông đợi vào một phán quyết công bằng, minh bạch của HĐXX

     

    Do đặc thù nên từ năm 2006 trở đi Cty mới có hoạt động chuyển nhượng bất động sản (trong đó có chuyển nhượng quyền sử dụng đất – QSDĐ). Phần doanh thu, chi phí và thu nhập phát sinh từ hoạt động này được Cty hạch toán, kê khai và quyết toán thuế hàng năm theo luật định.

    Đầu năm 2007, căn cứ các văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), Cty Trường Xuân đã kê khai và tự xác định số thuế TNDN được miễn trong năm 2006, 2007, đồng thời có công văn đề nghị Cục Thuế Quảng Ngãi chấp nhận cho cty được miễn Thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng QSDĐ trong hai năm 2006 – 2007, giảm 50% loại thuế này trong hai năm tiếp theo. 

    trhbty
    Cty TNHH Trường Xuân khởi kiện UBND tỉnh Quảng Ngãi vì cho rằng cơ quan này đã ra quyết định hành chính sai pháp luật.

    Ngày 5/4/2007, Cục Thuế Quảng Ngãi có văn bản trả lời với nội dung nhắc lại các quy định liên quan đến việc miễn, giảm thuế TNDN, đồng thời đề nghị doanh nghiệp tự xác định điều kiện miễn, giảm thuế TNDN và mức thuế được miễn, giảm theo quy định.

    Năm 2008, Thanh tra tỉnh Quảng Ngãi thanh tra việc tuân thủ pháp luật thuế tại Cục thuế Quảng Ngãi và các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý thuế của Cục thuế Quảng Ngãi (trong đó có Cty Trường Xuân). Ngày 3/10/2008, theo kiến nghị của Thanh tra, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Quyết định số 111 truy thu 3.667.462.000 đồng tiền thuế TNDN từ hoạt động chuyển QSDĐ trong hai năm 2006 - 2007; xử phạt 289.702.000 đồng về hành vi khai sai thuế TNDN từ chuyển QSDĐ và xử phạt 220.173.000 đồng về hành vi chậm nộp thuế TNDN.

    Không đồng ý, ngày 31/10/2008 Cty Trường Xuân có đơn khiếu nại nhưng 5 tháng sau kể từ ngày thụ lý, UBND tỉnh Quảng Ngãi mới ra Quyết định số 532 bác khiếu nại của Cty Trường Xuân. Ngày 18/4/2009 Cty này đã khởi kiện UBND tỉnh ra TAND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị hủy bỏ Quyết định số 111 và đề nghị công nhận quyền được hưởng ưu đãi thuế TNDN từ hoạt động chuyển QSDĐ theo Luật thuế TNDN năm 1997, Luật TNDN năm 2003 và các văn bản hướng dẫn.
    Tại phiên sơ thẩm, qua tranh luận đã cho thấy có sự khác nhau về cách hiểu và nguyên tắc áp dụng pháp luật giữa các bên tranh chấp. Bởi vậy, Hội đồng xét xử đã lùi phần tuyên án đến chiều 29/7.

    Cần hiểu đúng bản chất pháp luật

    Bình luận về vụ kiện này, Tiến sỹ Luật học Nguyễn Văn Tuyến – Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết: Đối chiếu các quy định pháp luật thì kể từ khi thành lập vào năm 2002 hoạt động chuyển QSDĐ của Cty Trường Xuân chịu sự điều chỉnh của Luật Thuế TNDN 1997 và Luật Thuế chuyển QSDĐ năm 1994 (đã được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2000); bởi theo Điều 1, Luật Thuế TNDN 1997: “Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) có thu nhập đều phải nộp TNDN, trừ đối tượng quy định tại Điều 2 của Luật này”. Đối chiếu Điều 2 Luật Thuế TNDN 1997, đối tượng không thuộc diện nộp thuế TNDN không bao gồm trường hợp tổ chức kinh tế có hoạt động chuyển QSDĐ; Điều đó cho thấy Luật Thuế TNDN 1997 điều chỉnh cả việc thu thuế thu nhập đối với thu nhập từ hoạt động chuyển QSDĐ của tổ chức, cá nhân kinh doanh. Cty Trường Xuân là tổ chức kinh tế được thành lập năm 2002 và có hoạt động kinh doanh bất động sản (trong đó có hoạt động chuyển QSDĐ), do đó hoạt động của Cty này đương nhiên chịu sự điều chỉnh của Luật Thuế TNDN 1997.

    Theo Điều 1 Luật Thuế chuyển QSDĐ: “Tổ chức, cá nhân có QSDĐ bao gồm cả đất có nhà và vật kiến trúc trên đó, khi chuyển QSDĐ theo quy định của pháp luật thì phải nộp thuế chuyển QSDĐ, trừ trường hợp quy định tại Điều 2 của Luật này”. Mặt khác, theo Điều 5 Luật Thuế chuyển QSDĐ thì thuế chuyển QSDĐ được tính dựa trên căn cứ gồm diện tích đất được chuyển quyền; giá đất tính thuế và thuế suất.

    Các quy định này cho thấy thuế chuyển QSDĐ không phải là thuế đánh vào thu nhập từ việc chuyển QSDĐ (giống như thuế TNDN) mà thực chất chỉ đánh vào hành vi chuyển QSDĐ, không phân biệt người chuyển QSDĐ có phát sinh thu nhập từ việc chuyển QSDĐ hay không. Với thời điểm thành lập năm 2002 và có hoạt động kinh doanh bất động sản (trong đó có hoạt động chuyển QSDĐ), nên hoạt động của Cty Trường Xuân đương nhiên chịu sự điều chỉnh của Luật Thuế chuyển QSDĐ năm 1994 (được sửa đổi một số điều năm 2000).

    Bên cạnh đó, Điểm a, Khoản 1, Điều 17 Luật Thuế TNDN 1997 quy định: “Cơ sở kinh doanh mới thành lập được miễn thuế trong hai năm đầu kể từ khi có thu nhập và được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong hai năm tiếp theo...”. Do Cty Trường Xuân là đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật Thuế TNDN 1997 và có đủ điều kiện để coi là cơ sở kinh doanh trong nước mới thành lập (với tư cách là đối tượng không thuộc diện được cấp Giấy phép đầu tư và Giấy ưu đãi đầu tư) nên các quy định tại Điểm a, khoản 1 Điều 17 Luật Thuế TNDN 1997 đương nhiên được áp dụng đối với Cty này.

    Đến năm 2003, Luật Thuế TNDN năm 2003 được ban hành thay thế cho Luật Thuế TNDN 1997 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2004). Tuy nhiên, trên tinh thần tôn trọng các cam kết về ưu đãi thuế đối với các nhà đầu tư theo Điều 17 Luật Thuế TNDN 1997, tại Điểm 8, Thông tư số 88/2004 ngày 01/09/2004 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 128/2003 ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 164/2003 ngày 22/12/2003 quy định chi tiết thi hành Luật Thuế TNDN năm 2003, Nhà nước đã quy định rõ: “Các cơ sở kinh doanh trong nước đã thành lập trước đây có điều kiện ưu đãi đầu tư theo các văn bản pháp luật trước đây, nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư thì được hưởng ưu đãi về thuế theo các điều kiện ưu đãi trước đây cho khoảng thời gian ưu đãi còn lại tính từ ngày 01/01/2004”. “Các cơ sở kinh doanh đang được miễn, giảm thuế theo Luật Thuế TNDN ngày 10/05/1997, nếu còn thời hạn được miễn, giảm thuế thì tiếp tục được hưởng hết thời gian miễn, giảm thuế còn lại”. (Sửa đổi bổ sung Điểm 3, Phần I “Tổ chức thực hiện” của Thông tư số 128/2003).

    Ngoài ra, tại Thông tư số134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính, tiếp tục khẳng định: “Cơ sở kinh doanh đang hưởng miễn thuế, giảm thuế TNDN theo quy định tại Thông tư số128/2003/TT-BTC và Thông tư số88/2004/TT-BTC, theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư đã cấp tiếp tục hưởng ưu đãi miễn thuế, giảm thuế cho thời gian còn lại.”

    Căn cứ quy định trong các văn bản trên, Cty Trường Xuân bắt đầu có thu nhập kinh doanh bất động sản từ năm 2006 (thời điểm Thông tư88/2004/TT-BTC ngày 01/09/2004 và sau đó là Thông tư số134/2007/TT-BTC đang có hiệu lực) nên có thể khẳng định Cty hoàn toàn có quyền được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế được quy định tại các thông tư này.

    Từ các phân tích nêu trên, TS. Nguyễn Văn Tuyến cho rằng Quyết định số 111 của UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với Cty Trường Xuân là không có căn cứ, không phù hợp với pháp luật, phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và gây ảnh hưởng bất lợi cho các nhà đầu tư.

    Vụ án này thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận không chỉ vì một Cty TNHH dám kiện UBND tỉnh, mà nhiều người còn trông đợi vào một phán quyết công bằng, minh bạch của Tòa án để giới đầu tư thực sự an tâm khi quyết định đầu tư vào Quảng Ngãi.

    Trần Duy


    http://www.phapluatvn.vn/phapdinh/201107/uBNd-tinh-Quang-Ngai-bi-khoi-kien-ra-toa-2056505/
    Cập nhật bởi Xmen-8711 ngày 29/02/2012 03:13:23 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #119899   25/07/2011

    tranthibichvan_tax06
    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Cảnh báo : Tình trạng làm giả chứng thư.

    Cảnh báo : Tình trạng làm giả chứng thư.




    Hiện tại, trên địa bàn TPHCM đã xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp làm giả chứng thư của cơ quan thuế liên quan đến việc hướng dẫn cách sử dụng hóa đơn, chứng từ nhằm mục đích gian dối với doanh nghiệp khác.

    Cảnh báo trên vừa được lãnh đạo Cục Thuế TPHCM phát đi tại buổi đối thoại với doanh nghiệp, một hoạt động thường kỳ do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) tổ chức ngày 20-7.

    Bà Trần Thị Lê Nga, Trưởng phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế thuộc Cục Thuế TPHCM cho hay, trường hợp làm giả chứng thư của cơ quan thuế mới nhất vừa được phát hiện vào hôm 19-7 khi Công ty Nissei Electric Việt Nam (đặt tại khu chế xuất Linh Trung) gặp gỡ cán bộ thuế và dẫn ra một văn bản xuất phát từ cơ quan quản lý thuế hướng dẫn cách sử dụng hóa đơn. Văn bản kể trên do đối tác của đơn vị này cung cấp. Cơ quan thuế đã xác minh lại thông tin bằng cách đối chiếu với văn bản gốc đã ban hành và phát hiện nội dung đã bị thay đổi.

    Theo bà Nga, câu chuyện trên bắt đầu từ tháng 6-2011 khi Cục Thuế TPHCM nhận được câu hỏi của một công ty kiểm toán (bà Nga giấu tên) qua hệ thống hỏi đáp trên trang web của đơn vị này. Theo đó, công ty kiểm toán trên hỏi rằng khi bán hàng, cung ứng dịch vụ cho đối tác nằm tại khu chế xuất thì dùng hóa đơn loại nào. Cán bộ thuế đã dẫn lại Thông tư153/2010/TT-BTC, trong đó quy định khi bán hàng hóa, cung cứng dịch vụ vào khu chế xuất (tức là khu phi thuế quan) thì phải sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng và kết luận “dùng hóa đơn giá trị gia tăng”. Theo bà Nga, đây là một thay đổi của chính sách thuế, thay thế cho quy định dùng hóa đơn xuất khẩu của các quyết định được ban hành trước Thông tư 153.

    Hai ngày sau, Cục Thuế nhận được phản hồi của công ty kiểm toán kể trên. Đơn vị này lại “chất vấn”: cơ sở pháp lý nào mà Cục Thuế kết luận dùng hóa đơn giá trị gia tăng và bản thân họ đã tư vấn cho doanh nghiệp khách hàng là dùng hóa đơn xuất khẩu.

    Theo bà Nga, câu chuyện đến đây tưởng đã xong, cán bộ thuế đã trả lời rõ ràng thì hôm 19-7, Công ty Nissei Electric Việt Nam (đơn vị mua hàng từ một công ty nội địa và được đối tác xuất hóa đơn xuất khẩu chứ không phải hóa đơn giá trị gia tăng như quy định mới) đến Cục Thuế, trưng ra một văn bản cho thấy cơ quan thuế từng hướng dẫn trường hợp bán hàng, cung ứng dịch vụ vào khu chế xuất phải dùng hóa đơn xuất khẩu. Theo Nissei Electric Việt Nam, đây là văn bản họ được công ty kiểm toán cung cấp (lấy từ hệ thống trả lời qua mạng của Cục Thuế).

    Đến lúc này, cơ quan thuế đã kiểm tra lại văn bản trả lời gốc lưu trên máy chủ thì phát hiện, công ty kiểm toán (đối tượng hỏi qua mạng và cũng là đối tượng cung cấp văn bản cho Công ty Nissei Electric Việt Nam) đã cố tình cắt dán và làm sai nội dung trả lời của cơ quan thuế.

    Cũng theo bà Nga, trước đó cơ quan thuế cũng gặp một trường hợp tương tự nhưng bằng văn bản in trực tiếp trên giấy chứ không phải qua email như kể trên. “Không biết họ dùng kỹ thuật nào mà thay đổi nội dung trả lời trên văn bản do chính tôi ký tên từ không được thành được. Trường hợp này cũng liên quan đến hướng dẫn sử dụng hóa đơn, chứng từ”, bà Nga nói.

    Ông Nguyễn Trọng Hạnh, Phó cục trưởng Cục Thuế TPHCM khẳng định sẽ chuyển hồ sơ vụ việc kể trên sang cơ quan cảnh sát điều tra về kinh tế để làm rõ mục đích, phương thức và xử lý đối tượng liên quan. Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online bên lề buổi gặp gỡ, ông Hạnh nói thêm, theo suy đoán của cá nhân ông, việc làm giả chứng thư trên của công ty kiểm toán có thể nhằm mục đích hợp thức hóa tư vấn sai mà đơn vị này đã lỡ hướng dẫn doanh nghiệp, tránh bị đòi lại tiền tư vấn.

    Cũng theo ông Hạnh, qua vụ việc này, cơ quan thuế sẽ tăng cường hơn nữa an ninh mạng cho trang web của Cục Thuế. Đồng thời thông báo với các chi cục thuế tại quận, huyện và tăng cường trao đổi bằng điện thoại khi có trường hợp nghi vấn.

    Bà Nga khuyến cáo doanh nghiệp khi tư vấn hoặc nhận được thông tin từ các đối tác cần kiểm tra, xác minh lại kỹ càng để tránh rủi ro, rắc rối về sau.

    Theo Thời Báo KT Sài Gòn.
    Cập nhật bởi Xmen-8711 ngày 29/02/2012 03:16:35 CH

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    Báo quản trị |  
  • #136900   04/10/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Kiến nghị xử lý 6 công an trong vụ chết người tại trụ sở !?

    Pháp luật

    Kiến nghị xử lý 6 công an trong vụ chết người tại trụ sở

    Thứ Bảy, 1.10.2011 | 23:10 (GMT + 7)

    Ngày 30.9, Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao có kiến nghị xử lý 6 cán bộ, chiến sĩ Công an quận Hai Ba Trưng, HN vì vi phạm quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

      Khởi tố 2 nguyên điều tra viên dùng nhục hình với nghi can
      Khởi tố cán bộ công an dùng nhục hình trong quá trình điều tra

    Vụ việc cụ thể như sau: Vào khoảng 16 giờ 45 phút ngày 21.1.2010, tổ công tác Công an quận Hai Bà Trưng phối hợp với Cảnh sát 113  đã dừng xe, tiến hành kiểm tra anh Nguyễn Quốc Bảo (SN 1978, ở Mai Động, quận Hoàng Mai - Hà Nội) vì có dấu hiệu mang theo vũ khí thô sơ, sử dụng ma túy. Đến 23 giờ cùng ngày, tổ công tác đưa anh Bảo về trụ sở công an quận để làm việc.

    Tấn công trấn áp tội phạm nhưng lực lượng CA cần giữ hình ảnh đẹp trong mắt nhân dân.
    Tấn công trấn áp tội phạm nhưng lực lượng CA cần giữ hình ảnh đẹp trong mắt nhân dân.

    Tại đây, trong quá trình lấy lời khai, anh Bảo có hành vi giằng xé biên bản, tự đập đầu vào cạnh bàn, bảng gỗ treo trên tường. Thấy vậy, điều tra viên đã dùng còng khóa 2 tay anh Bảo vào thành ghế. Đến 24 giờ, cùng ngày, do anh Bảo tiếp tục giằng, giãy và đạp chân nên điều tra viên đã cùm 2 chân anh Bảo. Đến khoảng 0 giờ 10 phút ngày 22.1.2010,  anh Bảo mồm chảy nước dãi, mắt trợn, khó thở. Đến 5 giờ cùng ngày, tình trạng sức khỏe anh này càng biểu hiện xấu.

    Lúc này, cán bộ điều tra đưa anh Bảo đến bệnh viện để cấp cứu nhưng anh đã tử vong trên đường đi. Trước cái chết bất ngờ đó, gia đình nạn nhân cho rằng trong quá trình bị tạm giữ anh Bảo đã bị cán bộ điều tra đánh đập gây tử vong.

    Viện Pháp y Quân đội giám định, anh Bảo chết “do chấn thương sọ não mức độ nặng do tác động của vật tày có giới hạn”.

    Sau đó, vụ việc đã được PC14 (CA TP.Hà Nội) tiến hành điều tra. Tuy nhiên, khi nhận thấy vụ việc có dấu hiệu xâm phạm các hoạt động tư pháp nên đến đầu tháng 4.2010, toàn bộ hồ sơ vụ việc lại được CATP Hà Nội chuyển lên cho Cơ quan Điều tra hình sự (thuộc Viện KSNDTC) thụ lý giải quyết tiếp theo đúng thẩm quyền.

    Cơ quan điều tra của Viện KSND Tối cao đã tiến hành thực nghiệm điều tra vụ việc trên cơ sở đó đã đưa nhận định: “Trong tư thế bị khóa tay, cùm chân, anh Bảo có khả năng tự gây thương tích như mô tả trong biên bản giám định tử thi, dẫn đến tử vong”.

    Trong quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ, cơ quan điều tra cho rằng không thấy có căn cứ để xác định các cán bộ, điều tra viên trong quá trình làm việc đã có hành vi đánh đập gây thương tích cho anh Bảo. Tuy nhiên việc tạm giữ anh Bảo tại phòng làm việc, lấy lời khai vào ban đêm và cùm, khóa chân tay đối với anh Bảo là vi phạm quy chế về tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

    Theo đó, cơ quan này đã ra kiến nghị gửi Giám đốc CATP Hà Nội: “ Những vi phạm của lãnh đạo, điều tra viên, cán bộ Công an quận Hai Bà Trưng cần phải tổ chức kiểm điểm, xử lý kỷ luật theo quy định và rút kinh nghiệm để giáo dục, phòng ngừa chung”, báo cáo kết quả về Viện KSND tối cao.

    Lương Kết

    Nguồn: http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Kien-nghi-xu-ly-6-cong-an-trong-vu-chet-nguoi-tai-tru-so/60782

    Nhưng ở số Thứ Bảy, 27.3.2010 | 08:37 (GMT + 7) cũng báo Lao động thì có đoạn: “Theo đó, kết quả giám định của Viện Pháp y Quân đội cho thấy: “Nguyên nhân trực tiếp gây tử vong cho anh Nguyễn Quốc Bảo là chấn thương sọ não mức độ nặng, do tác động của vật tày có giới hạn gây vỡ nền sọ ở hố sọ sau phải và chấn động não”.  Và ở số Thứ Tư, 17.3.2010 | 08:15 (GMT + 7) cũng báo Lao động thì "Theo giám định sơ bộ của Pháp y Quân đội, ngực Bảo tụ huyết hồng 8x8cm, tim to. Vùng đầu có một vết tím dài 1,5x8cm. Dưới da có một vết dài 4x5cm, một vết dài 1x3cm. Đặc biệt ở sương sọ, vùng chẩm có một vết nứt có kích thước 3x2cm." và  "có nhiều vết bầm tím, nhất là 2 cổ chân, 2 cổ tay tím ngắt, có những vết sây sát dài. Hai bên khoé miệng con ông có những vết bầm tím song song, mỗi bên dài khoảng 8cm.."

    Thì nguyên nhân cái chết của anh Bảo là tự đập đầu vào cạnh bàn, bảng gỗ treo trên tường khó có thể chấp nhận được !

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #168323   26/02/2012

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Bạn có nhứt đầu khi nghe Tòa phán xét trắng án trong vụ án chết người.

     

    Bạn có nhứt đầu khi nghe Tòa phán xét trắng án trong vụ án chết người.

    #f4f4f4;text-align:justify;">Một thẩm phán ở bang Alabama, Mỹ hôm 24/2 xóa bỏ các cáo buộc đối với Gabe Watson – người đã phải ngồi tù 18 tháng về nghi vấn sát hại vợ mình hồi năm 2003, khi cặp vợ chồng đang cùng nhau đi nghỉ trăng mật ở Australia.

    #f4f4f4;text-align:justify;">Thẩm phán tòa sơ thẩm quận Jefferson Tommy Nail nói rằng, các chứng cứ quá yếu, không đủ để kết luận Watson, 34 tuổi, đã âm mưu giết vợ để lấy tiền bảo hiểm nhân thọ.

    #f4f4f4;text-align:justify;">Brett Bloomston, luật sư của Watson cho tờ Birmingham News biết, quyết định của thẩm phán đã “đóng lại sự kiện với tất cả mọi người”.

    #f4f4f4;text-align:justify;">Tina Thomas Watson – người vợ trong 11 ngày của Watson - được xác nhận đã chết đuối vào ngày 22/10/2003.

    #f4f4f4;text-align:justify;">Watson đã phải thụ án tù dài 18 tháng tại Australia về tội ngộ sát vì đã không giúp vợ khi cô bắt đầu ngộp thở vì thiếu dưỡng khí lúc lặn dưới nước.

    #f4f4f4;text-align:justify;">Nhà chức trách Alabama đã dẫn độ Watson về Mỹ vì nghi ngờ anh này lên kế hoạch giết vợ. Nếu bị buộc tội, Watson có thể sẽ phải ngồi tù suốt đời mà không được phóng thích.

    #f4f4f4;text-align:justify;">Lệnh dẫn độ được thực hiện theo điều kiện Watson không thể bị tuyên phạt án tử hình, bởi Australia đã bỏ hình phạt này.

    #f4f4f4;text-align:justify;">Trong phiên xử kéo dài hai tuần ở Birmingham, bang Alabama, công tố viên Andrew Arrington nói với thẩm phán rằng, Watson muốn giết vợ để lãnh số tiền bảo hiểm trị giá 200.000 USD. Ông nói rằng, Arrington đã tháo bình dưỡng khí của vợ ra khi cả hai vợ chồng đang lặn và đã giữ nó ở dưới nước cho tới khi cô chết chìm.

    #f4f4f4;text-align:justify;">Tuy nhiên, thẩm phán Nail đã bác bỏ cáo buộc trên: "Không ai có thể biết chính xác chuyện gì đã xảy ra dưới nước. Tôi chắc là chúng ta sẽ không bao giờ có thể biết được” – thẩm phán nói.

    #f4f4f4;text-align:justify;">Luật sư biện hộ cho Watson trong khi đó lập luận rằng thân chủ của mình không làm vậy để đạt được lợi ích về tiền bạc vì cha của Tina Thomas mới là người thụ hưởng bảo hiểm của cô và rằng vụ việc chỉ là một tai nạn.

    #f4f4f4;text-align:justify;">Sau khi được tuyên trắng án, Gabe Watson đã cùng với người vợ thứ 2 của mình rời tòa án mà không đưa ra bất kỳ bình luận nào.

    #f4f4f4;text-align:justify;">Thanh Tâm (theo AP)

    Cập nhật bởi Xmen-8711 ngày 29/02/2012 03:36:17 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #167585   23/02/2012

    thanhlawyer
    thanhlawyer

    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2012
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 1865
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 28 lần


    Việt Nam kiện Mỹ về chống bán phá giá tôm đông lạnh

    Việt Nam kiện Mỹ về chống bán phá giá tôm đông lạnh


    Việt Nam đã chính thức yêu cầu tham vấn với Mỹ trong khuôn khổ hệ thống giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) liên quan tới các biện pháp chống bán phá giá của Mỹ đối với một số sản phẩm tôm đông lạnh nhiệt đới của Việt Nam. Yêu cầu trên được Việt Nam đưa ra ngày 20/2.

    Theo quy định của WTO, yêu cầu tham vấn là mốc bắt đầu chính thức của thủ tục giải quyết tranh chấp. Các phiên tham vấn mang lại cơ hội cho các bên xem xét vấn đề và tìm ra giải pháp hòa giải mà không cần đến những thủ tục pháp lý tiếp theo. Trong vòng 60 ngày, nếu các phiên tham vấn không giúp giải quyết tranh chấp, bên khiếu nại có thể yêu cầu vấn đề tranh chấp được xem xét bởi một ban hội thẩm do WTO thành lập.

    TTXVN/ Tin Tức
    ---------------------------------------------
    CÔNG TY LUẬT TNHH MTV LUẬT SƯ RIÊNG
    61 Nguyễn Thị Định, An Phú, Quận 2, TP.HCM
    Điện thoại: 08.62 819 072 - 66 740 930 Fax: 08.62 819 072

    Mobile: 0985.307.683
    Website: www.luatsurieng.net. .Email: info@luatsurieng.net. .Diễn đàn: www.tranhluanphapluat.com


    Cập nhật bởi Xmen-8711 ngày 29/02/2012 03:38:05 CH Cập nhật bởi thanhlawyer ngày 23/02/2012 01:46:46 CH

    Mr Thành

    Mobile: 0985.307.683

    Email:thanh.chu@luatsurieng.net ; chuthanhlps@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #167355   22/02/2012

    anh_danau3288
    anh_danau3288

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2012
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 1 lần


    danh hiệu luật sư of năm 2012

    danh hiệu luật sư of năm 2012

    Năm ngoái có 10 tổ chức luật sư và 5 cá nhân luật sư được trao giải rùi, năm nay không biết những ai mọi người nhỉ ???

    Ngày 19/5, các danh hiệu hãng luật sư tiêu biểu, luật sư vì cộng đồng, vụ việc tiêu biểu và luật sư tiêu biểu sẽ được công bố và trao giải.

    Ngày 21/2, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thúy Hiền cho biết, việc lựa chọn danh hiệu "Hãng luật và luật sư tiêu biểu" nhằm tôn vinh các tổ chức hành nghề luật, và các luật sư có hoạt động hiệu quả, tuân thủ pháp luật...

    Ban tổ chức sẽ lựa chọn và tôn vinh 6 danh hiệu, trong đó có 3 danh hiệu mới là Luật sư vì cộng đồng, Cống hiến cho nghề luật sư và Luật sư Viẹt Nam triển vọng.

    Hội đồng bình chọn gồm đại diện các cơ quan, tổ chức như: Vụ Bổ trợ Tư pháp, Liên Đoàn Luật sư, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao...

    Bà Nguyễn Thúy Hiền (thứ trưởng Bộ Tư pháp) và ông Đào Văn Hội ( Trưởng ban tổ chức Đề án Bình chọn
    Bà Nguyễn Thúy Hiền (Thứ trưởng Bộ Tư pháp) và ông Đào Văn Hội ( Trưởng ban tổ chức Chương trình bình chọn Hãng luật và Luật sư tiêu biểu. Ảnh: Anh Thư.

    Việc bình chọn được tiến hành theo phương thức chấm điểm, so sánh hồ sơ của tổ chức hành nghề luật sư và luật sư với các tiêu chí trong quy chế.

    Năm 2010, trong chương trình bình chọn lần đầu tiên, đã có 10 tổ chức hành nghề luật sư được nhận danh hiệu "Hãng luật của năm", 5 luật sư được nhận danh hiệu "Luật sư của năm".

    Dự kiến lễ trao danh hiệu hãng luật và luật sư tiêu biểu năm 2012 sẽ được tổ chức vào ngày 19/5.


    theo vnexpress.net

    Cập nhật bởi Xmen-8711 ngày 29/02/2012 03:39:38 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #168337   26/02/2012

    nguyenlehoang
    nguyenlehoang
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/07/2011
    Tổng số bài viết (132)
    Số điểm: 1950
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 40 lần


    Vi bằng nhập nhằng với công chứng

    Hai bên mua bán nhà đất bằng giấy tay, nhờ thừa phát lại lập vi bằng để làm chứng cứ về sau có được không?

    Theo Nghị định 61/2009 của Chính phủ, vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Vi bằng có giá trị chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nhiều Thừa phát lại băn khoăn: Có nhiều trường hợp họ không rõ có được lập vi bằng theo yêu cầu của khách hàng hay không?

    Không công chứng được, nhờ thừa phát lại

    Ông TV (Gò Vấp) mua một miếng đất 60 m2 ở quận Tân Phú, miếng đất này nằm chung thửa đất với chủ cũ. Theo Quyết định 19/2009 của UBND TP.HCM, trường hợp này, ông TV phải chịu chung thửa vì không đáp ứng được hạn mức tách thửa. Do vậy, ông TV chấp nhận mua bán bằng giấy tay. Sợ chủ cũ “lật kèo”, ông muốn tìm đến một Văn phòng thừa phát lại để nhờ lập vi bằng về việc mua bán đất nói trên.

    Nhiều người cũng có suy nghĩ như ông TV, khi bị từ chối công chứng hoặc do không muốn nhờ công chứng, họ nghĩ ngay đến việc lập vi bằng. Tuy nhiên, dạng phổ biến nhất là những người mua bán nhà đất không có giấy tờ, những trường hợp này không thể công chứng hợp đồng mua bán được nên họ thường nhờ Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận việc anh A có thỏa thuận bán cho chị B một thửa đất và chị B đã trả một khoản tiền…

    TPL: Nơi lập, nơi không

    TPL Nguyễn Năng Quang, Trưởng Văn phòng TPL quận Tân Bình, cho biết văn phòng của ông vẫn lập vi bằng cho những trường hợp này nhưng xác định rõ với hai bên là vi bằng chỉ ghi nhận thỏa thuận ban đầu, không thể thay thế văn bản công chứng. “Hiện tại không có văn bản nào quy định rõ việc lập vi bằng như trên là đúng hay sai. Nếu sau này có văn bản quy định là được làm hay không được làm thì chúng tôi sẽ tuân thủ” – ông Quang nói.

    Ngược lại, TPL Lê Mạnh Hùng, Trưởng Văn phòng TPL quận Bình Thạnh, nói rằng ông từ chối lập vi bằng cho những trường hợp trên vì hai lý do: hợp đồng mua bán nhà đất cần phải qua công chứng, chứng thực, vi bằng không thể thay thế được; hơn nữa những trường hợp đất dưới chuẩn tách thửa, đất không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận… thì không đủ điều kiện để giao dịch, mua bán.

    Đồng tình, Trưởng Văn phòng TPL quận 5 Phạm Quang Giang phân tích: “Nếu người dân mua bán nhà đất mà không qua công chứng, chứng thực, chỉ nhờ TPL lập vi bằng là làm trái các quy định trong Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở. Giữa hai bên chỉ có giấy tay với nhau, dù có TPL chứng kiến đi nữa thì hợp đồng mua bán đó vẫn vô hiệu về mặt hình thức”.

    Mới mẻ nên càng phải cẩn trọng

    Nhìn chung, các Thừa phát lại ủng hộ quan điểm không lập vi bằng cho các giao dịch nhà đất bằng giấy tay cho rằng: Đất không đủ điều kiện để giao dịch mà Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận việc mua bán giữa hai bên thì khác nào tiếp tay cho việc làm trái pháp luật. Hơn nữa, trong lúc hoạt động Thừa phát lại còn mới mẻ thì nên thận trọng, hễ lập vi bằng thì phải chắc chắn về mặt pháp lý. Nếu lập vi bằng mà sau đó bị tòa án từ chối thì sẽ khiến người dân mất tin tưởng vào vi bằng của Thừa phát lại.

    Ông Trần Văn Bảy, Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp TP.HCM, cho biết theo Nghị định 61/2009, Thừa phát lại không được lập vi bằng trong các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh quốc phòng, đời tư, đạo đức xã hội và các trường hợp pháp luật cấm. Các trường hợp nêu trên (nhờ lập vi bằng trong trường hợp đất dưới chuẩn tách thửa, mua nhà bằng giấy tay…) là trái với quy định pháp luật, người dân không nên “cậy nhờ” đến vi bằng. Sở Tư pháp TP cũng đã lưu ý các văn phòng Thừa phát lại không nên lập vi bằng trong những trường hợp trên vì không đảm bảo giá trị pháp lý và dễ dẫn đến tranh chấp. “Hiện Bộ Tư pháp đang tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo văn bản hướng dẫn cụ thể những việc được lập vi bằng và những việc không được lập, có thể sẽ ban hành vào cuối năm nay” – ông Bảy cho biết.

    Theo vanphongthuaphatlai.vn
     
    Báo quản trị |  
  • #170316   06/03/2012

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Chú rễ bị bắt khẩn cấp ngay trong tiệt cưới

    Mấy ngày nay, tại làng quê yên bình ở xã Hoàng Lĩnh, huyện Việt Yên (Bắc Giang) đang xôn xao câu chuyện về một chú rể bị cơ quan Công an bắt ngay trong ngày cưới. Chàng rể bảnh bao ở xứ lạ đến hóa ra là một đối tượng côn đồ, hoạt động trong băng nhóm theo kiểu “xã hội đen” và đang bị Công an tỉnh Lâm Đồng truy nã đặc biệt về tội giết người…
    Ngày 3/3, ở xã Hoàng Lĩnh có đám cưới của cô gái Nguyễn Thị H., 20 tuổi. Đám cưới nhộn nhịp, tổ chức linh đình, gần 50 mâm cỗ nhưng trên khuôn mặt của những người thân trong gia đình cô dâu vẫn không giấu được nét lo lắng. Thực ra, họ không hài lòng với chú rể Phạm Văn Huy, bởi họ láng máng biết rằng Huy thuộc diện côn đồ ở đất Hải Phòng. Khi biết Huy yêu H., gia đình đã tìm mọi cách ngăn cấm, nhưng hai đứa cứ lao vào nhau như thiêu thân. Nay, sự đã rồi, họ đành tổ chức đám cưới cho con gái để đẹp mặt với làng xóm…

    Bên nhà trai không có bố mẹ chú rể, chỉ có ba, bốn thanh niên trông dáng vẻ dữ tợn được chú rể Huy giới thiệu là anh em, họ hàng. Nhưng thực ra, sau này, khi tìm hiểu, chúng tôi được biết, những kẻ đó được Huy thuê đến gọi là thay mặt họ nhà trai và bảo vệ anh ta nếu bị cơ quan Công an bắt giữ.

    Bởi Phạm Văn Huy, còn gọi là Huy “cụt”, 28 tuổi, trú tại xã Đoàn Lập, huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), là đối tượng đang bị Công an tỉnh Lâm Đồng truy nã về tội giết người. Huy liên quan đến băng nhóm hoạt động theo kiểu “xã hội đen” do Mai Đức Vượng, tức “Tộ tích”, 31 tuổi, trú tại phường Gia Viễn, quận Ngô Quyền (Hải Phòng) cầm đầu, vừa bị Công an TP Hải Phòng, Văn phòng Interpol Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung Quốc bắt giữ tại TP Thẩm Quyến, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).

    Vượng cầm đầu nhóm đàn em chuyên hoạt động trong các lĩnh vực: tổ chức cờ bạc dưới hình thức cá độ bóng đá; đòi nợ thuê, kinh doanh cầm đồ, cho vay nặng lãi, “tín dụng đen”… Chúng hoạt động ở nhiều tỉnh từ Nam ra Bắc và tàng trữ nhiều loại vũ khí để gây án. Mỗi khi gây án ngoài Bắc xong, Vượng và đồng bọn lại chạy vào các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai… để câu kết với giang hồ địa phương gây ra các vụ án khác.

    Ngày 10/5/2011, tại vũ trường RAIN ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng), Vượng đã cùng 7 đối tượng khác, trong đó có Phạm Văn Huy quậy phá vũ trường, dùng dao, kiếm đâm trọng thương anh Lê Nguyễn Khánh Vũ, 27 tuổi, trú tại P9, TP Đà Lạt, làm anh Vũ bị thương nặng, giảm 81% sức lao động. Sau khi gây án, Vượng và một số đàn em bỏ trốn, đứa chạy ra nước ngoài, đứa trốn sang các tỉnh khác… Hiện Công an tỉnh Lâm Đồng đã ra lệnh truy nã 4 đối tượng, trong đó có Phạm Văn Huy.

    Mặc dù đang trốn truy nã nhưng Huy vẫn nặng tình với Nguyễn Thị H. Huy vẫn lén lút trở về gặp gỡ người yêu. Và đến ngày 3/3, anh ta đã về Bắc Giang tổ chức đám cưới với H.

    Qua công tác nắm tình hình, Công an tỉnh Lâm Đồng đã phát hiện thông tin về đám cưới của Huy “cụt” và nhanh chóng báo về Phòng 5, Cục Cảnh sát hình sự. Thượng tá Phạm Văn Hát, Phó trưởng Phòng 5, ngay lập tức đã cùng một tổ công tác lên đường.

    Sau khi xác định đúng đối tượng truy nã Phạm Văn Huy là chú rể trong đám cưới, một cuộc họp khẩn trương giữa tổ công tác với Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bắc Giang, Công an huyện Việt Yên diễn ra ngay tại địa điểm gần đám cưới để bàn bạc và thống nhất về phương án bắt giữ. Bởi đám cưới tổ chức khá linh đình, với hơn 50 mâm cỗ và mấy trăm người đến dự, vào bắt tên Huy thời điểm nào cũng là bài toán rất khó.

    “Chúng tôi không loại trừ khả năng Phạm Văn Huy và những đối tượng đi theo có “vũ khí nóng” giắt trong người. Nếu bắt đúng lúc đám cưới đang diễn ra với rất đông khách, rất dễ xảy ra trường hợp họ hàng đang tham dự đám cưới chống đối lại lực lượng truy bắt, hoặc Huy và đồng bọn có thể lợi dụng lúc đông người trốn thoát hoặc dùng vũ khí chống trả gây nguy hiểm cho người dân trong khu vực. Nhưng nếu chờ đón lõng, bắt Huy sau khi tổ chức đám cưới càng khó hơn, bởi kế hoạch của anh ta là ngay sau đám cưới, cùng vợ trốn ngay về Hải Phòng.

    Địa hình nơi nhà cô dâu ở rất phức tạp, nhiều cửa ra, ngõ nhỏ, luồn lách, chỉ đi được bằng xe máy. Lúc đó, có thể mấy tên đi cùng có hung khí sẽ chống đối lại để “đánh tháo” cho Huy. Vả lại, không phải tất cả mọi người trong tổ truy bắt đều biết mặt Huy, bởi anh ta ở bên ngoài rất khác so với ảnh truy nã” - Thượng tá Phạm Văn Hát kể lại cho chúng tôi về những băn khoăn trong quá trình truy bắt đối tượng đang ở vai trò đặc biệt này.

    Anh cho biết, sau khi cân nhắc từng phương án, tổ công tác quyết định sẽ bắt giữ Huy vào thời điểm cuối tiệc cưới, khi khách đã vãn. Một nhóm các trinh sát trẻ trong đám khách dự cưới để theo dõi các di biến động của Huy cùng những “họ hàng nhà trai”.

    Đến 11h30 ngày 3/3, lần lượt khách đến dự cưới và chúc mừng cô dâu chú rể đã về gần hết. Những “họ hàng nhà trai” cũng đã ra ngoài để chuẩn bị xe cộ, đưa chú rể - cô dâu về tiếp Hải Phòng, Thượng tá Phạm Văn Hát quyết định cho tổ công tác tiếp cận, bắt giữ đối tượng. Những trinh sát đã nhanh nhẹn tiếp cận tên Huy, khống chế, bắt giữ anh ta. Bị bất ngờ, Huy tìm cách vùng vẫy nhưng không thoát bởi hai trinh sát như hai gọng kìm siết chặt hai bên.

    Các mũi công tác khác nhanh chóng có mặt, giải thích với gia đình cô dâu và phòng các trường hợp chống đối của những người xung quanh. Cô dâu nước mắt lã chã rơi. Nhưng cô đã biết về con người Huy và hiểu rằng cơ quan Công an đã không bắt giữ nhầm…

    Ngay sau đó, tổ công tác đã tiến hành bàn giao đối tượng Phạm Văn Huy cho Công an huyện Việt Yên để làm các thủ tục tạm giữ theo quy định pháp luật. Đồng thời, sau khi nhận được thông tin của Phòng 5, một tổ công tác của Công an tỉnh Lâm Đồng đã bay ra để phối hợp tiếp nhận đối tượng nhằm khai thác, mở rộng vụ án

     

     
    Báo quản trị |  
  • #170102   05/03/2012

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Vụ án chưa đến 350.000đ nhưng con phải lên tòa án kiện bố đòi bồi thường gấp 2 lần

    GiadinhNet - Toà án Nhân dân huyện Đất Đỏ (Bà Rịa-Vũng Tàu) vừa thụ lý một vụ kiện đòi bồi thường khá hi hữu: Người con trai quyết đòi bố ruột bồi thường 18 quả trứng gà... mà bố đập vỡ.

    Kiện cha vì làm gà "mất khả năng sinh sản"

     

     

    Theo đơn khởi kiện, anh Q. (xã Long Tân, Đất Đỏ) cho biết trưa 27/5/2011, ông T. (bố anh) đi chơi về, không hiểu lý do gì đã tới ổ gà mái đang ấp của anh rồi nắm đầu con gà mái lôi lên đập xuống đất khiến con gà bị chết ngay tại chỗ. Đến chiều, đi nhậu xỉn về, bố anh lại tiếp tục ra tay... đập vỡ 14 quả trứng gà vẫn còn trong ổ.

    Anh Q. đã đi trình báo với Công an xã nhưng chưa được giải quyết. Vụ việc tưởng như đã dừng lại thì 3 ngày sau,  bố anh lại tới ổ gà kế bên, đập vỡ thêm bốn quả trứng nữa.

     

    Đập xong, người bố lại thách thức và tóm ngay con gà trống đập xuống đất khiến con gà... gãy một chân. Theo suy đoán của anh Q. thì con gà trống này "mất luôn khả năng sinh sản" sau cú đập trên!

    Anh con trai lại một lần nữa làm đơn gửi ra xã. Trong đơn, anh đòi bố bồi thường cho mình 700.000 đồng- tương ứng với con gà mái, con gà trống bị què và ổ trứng bị thiệt hại. Nhân chứng duy nhất của vụ việc là mẹ anh cũng khẳng định:

     

    Việc chồng bà đập trứng, làm gà mái chết, gãy chân gà trống như trên là đúng. Còn ông bố thì lý sự: Đúng là ông có đập trứng nhưng chỉ làm vỡ có bốn quả. Ông không đập chết hay làm... bị thương con gà nào nên ông sẽ không bồi thường.

    Vụ việc được đưa ra hòa giải nhiều lần tại ấp và xã nhưng đều không thành. Anh Q. không chấp nhận nên tiếp tục gửi đơn kiện lên Toà án Nhân dân huyện...


    Con đi kiện  vì mong bố…   tu tỉnh

     

    Theo vị thẩm phán thụ lý vụ kiện, ban đầu tòa khá ngần ngại thụ lý. Bởi, mẹ anh Q. chưa phải là nhân chứng thuyết phục trong vụ việc. Việc người bố đánh gà và đập trứng không được cơ quan, tổ chức nào ghi lại ngay khi xảy ra nên không có chứng cứ.

     

    Tuy nhiên, nhận thấy bố anh Q. có thừa nhận đập bốn quả trứng gà tương ứng với khoảng 20.000 đồng và anh Q. xin được đóng tạm ứng án phí và tiếp tục vụ kiện nên Tòa đồng ý tiếp nhận yêu cầu đòi bồi thường 700.000 đồng - tương ứng với số tài sản bị hủy hoại mà thân chủ nêu ra...

    Vị thẩm phán cho biết thêm: Qua trình bày của phía anh Q. và mẹ anh, nguyên nhân sâu xa của việc anh quyết kiện bố không phải vì tiếc mấy quả trứng và hai con gà.

     

    Thực chất anh Q. muốn nhờ tòa phân xử để mong có sự can thiệp của pháp luật, để bố anh tu tỉnh, thay đổi, không nhậu nhẹt rồi đánh đập vợ con, phá hoại đồ đạc.

    Mẹ anh Q. trình bày: Nhiều năm nay chồng bà thường xuyên nhậu nhẹt say xỉn, về nhà chửi mắng vợ con. Rất nhiều lần ông T. đánh bà... Từ chuyện đó khiến gia đình lục đục, xảy ra nhiều chuyện. Tình cảm bố con vì vậy không mấy hòa hợp.

     

    Chồng bà đã được ấp, xã nhắc nhở rất nhiều lần nhưng không chuyển biến. Thời gian gần đây, con bà mua gà, bò về chăn nuôi để có nguồn thu nhập. Tuy nhiên, mỗi lần nhậu về người bố hay đập phá chuồng gà, đòi chém cả bò của con. Hết cách khuyên giải, người con mới đi kiện...

    Theo thẩm phán, tòa sẽ tiếp tục vận động hòa giải với mong muốn anh Q. rút đơn để không khắc sâu thêm mâu thuẫn gia đình vì một chuyện nhỏ. Tòa cũng trao đổi để ông T. nhận ra, sửa đổi lối sống và cách đối xử của mình với gia đình...

     

    Nhật Quang

     

     
    Báo quản trị |  
  • #170231   06/03/2012

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Tôi có nên cưới…bố chồng?

    Vietnamnet - Trong căn nhà đó, một gia đình có 3 thế hệ sống chung với nhau. Nhưng có hai người, một người là phụ nữ góa chồng và người kia là đàn ông góa vợ khi tuổi đời còn trẻ và chưa đến nỗi già.

    Tôi sinh ra và lớn lên ở một tỉnh thuộc miền núi Tây Bắc, vì điều kiện gia đình khó khăn nên đành gác chuyện đèn sách để đi lấy chồng. Chồng tôi là một chàng trai thông minh, khỏe mạnh và là con trai duy nhất trong gia đình sống ở cùng huyện.

    Cưới nhau được một năm thì tôi sinh đứa con trai đầu lòng, cháu rất ngoan ngoãn và giống bố như đúc. Tôi là người chịu khó, lam lũ làm nương rẫy nên được bố mẹ chồng thương yêu như con đẻ của mình.

    Cuộc sống cứ thế trôi đi trong niềm vui và hạnh phúc của cả gia đình. Nhưng rồi, một tai nạn kinh hoàng ập đến, mặc dù đã được gia đình và các y bác sỹ tận tình cứu chữa nhưng anh không qua khỏi. Anh ra đi để lại vợ dại, con thơ.

    Càng thương nhớ chồng bao nhiêu thì càng buồn tủi cho phận bạc bẽo của mình bấy nhiêu. Những ngày tháng khổ đau, mất mát tưởng chừng tôi không thể vượt qua. Nhiều ngày liền tôi không ăn, không ngủ, cứ ngồi bệt trong buồng rồi đi đi lại lại như người “mất hồn”.

    Nhìn cô con dâu trẻ thương chồng mà tiều tụy đến kiệt cả sức lực, nhan sắc bố mẹ chồng càng thương nhiều hơn. Nhưng bố chồng là người chăm lo tôi nhiều nhất. Ông nấu cho tôi từng bát cháo, nhóm từng nồi than khi có không khí lạnh về, rồi an ủi, động viên tôi vượt qua nỗi đau.

    Rồi nỗi buồn, sự mất mát đó ngày một nguôi ngoai, tôi đã gắng gượng đứng dậy để chu toàn cho cuộc sống gia đình. Hàng ngày, tôi cùng bố chồng lo toan công việc trong nhà, lo kiếm tiền. Còn mẹ chồng thì ở nhà lo việc nhà và trông nom đứa cháu nội khôn lớn.

    Thời gian đó, tôi đã được bố chồng chỉ bảo cho rất nhiều điều. Từ những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống,đến công việc kiếm tiền mà trước đây do chồng và bố chồng tôi phụ trách. Ông rất ân cần và chăm sóc tôi từng li từng tý, nhờ ông cuộc sống của tôi vui hẳn lên.

    Nhưng cuộc đời ai biết được chữ ngờ, hơn hai năm sau ngày chồng tôi mất. Trong một lần ốm bệnh, mẹ chồng tôi cũng qua đời. Con trai mất, giờ lại đến vợ mất, nỗi đau chồng chất nỗi đau, lúc này tôi lại là người an ủi, động viên bố chồng như chính ngày xưa ông đã giúp tôi vượt qua nghịch cảnh.

    Trong căn nhà đó, một gia đình có 3 thế hệ sống chung với nhau. Nhưng có hai người, một người là phụ nữ góa chồng và người kia là đàn ông góa vợ khi tuổi đời còn trẻ và chưa đến nỗi già. Chuyện gì đến nó cũng sẽ đến.

    Một hôm, bố chồng tôi bị cảm và không thể ra quán được (Nhà tôi có một cửa hàng xay xát). Tôi phải ở nhà để chăm sóc cho ông, vì trong nhà lúc này còn ai ngoài tôi để làm chuyện đó. Khi bưng bát cháo còn nóng vào cho bố chồng ăn, tôi dùng chiếc khăn lau những giọt mồ hôi đang lăn trên trán ông. Bỗng nhiên, ông nắm lấy bàn tay tôi thật chặt rồi nhẹ nhàng đặt lên môi ông. Tôi như lặng người đi vì tình huống ấy.

    Người phụ nữ một con phơi phới như tôi lâu lắm rồi không có hơi đàn ông, mặc cho lý trí nhắc nhở tôi là phải thoát ra được khỏi “tình cảnh” oái oăm này. Nhưng, cái bản năng của người phụ nữ trẻ đang khát kha làm tôi không sao cưỡng lại được bàn tay rắn chắc, ấm áp của bố chồng. Cơ thể tôi như cảm nhận được từng luồng sinh khí đang mãnh liệt trong ông, máu trong cơ thể tôi như đang lưu thông nhanh hơn, người tôi nóng lên rất nhanh rồi run run. Và tim tôi đã bắt đầu đập loạn nhịp…

    Cứ như thế, tôi và ông không thể kiềm chế, lao vào nhau như thiêu thân. Ông nói chúng tôi không cùng dòng máu, chúng tôi có thể sống với nhau, có thể là…vợ chồng.

    Hiện nay, tôi đã có thai với bố chồng được 4 tháng. Tâm trí tôi với bao ngổn ngang suy tư, nếu cứ thế này mãi thì vừa có tội với những người đã khuất, vừa xấu hổ với hàng xóm láng giềng. Nhưng nếu không hợp thức hóa mối quan hệ này thì dù sao đứa con trong bụng cũng là con của bố chồng tôi, và nay mai ai sẽ chăm sóc cho ông khi tuổi già sức yếu. Tôi biết phải làm sao khi đứng ở giữa ngã ba đường mà không tìm được lối ra?

     
    Báo quản trị |  
  • #170553   07/03/2012
    Được đánh dấu trả lời

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    #ffffff;">Theo quy định tại Điều 10 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 thì việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:

    #ffffff; font-family: arial, helvetica, sans-serif;">      1. Người đang có vợ hoặc có chồng; 

    #ffffff; font-family: arial, helvetica, sans-serif;">      2. Người mất năng lực hành vi dân sự;

    #ffffff; font-family: arial, helvetica, sans-serif;">      3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

    #ffffff; font-family: arial, helvetica, sans-serif;">      4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

    #ffffff; font-family: arial, helvetica, sans-serif;">      5. Giữa những người cùng giới tính."
    Như vậy, việc kết hôn giữa bố chồng và chị sẽ bị cấm. Điều này có nghĩa cho dù sống chung như vợ chồng thì cũng không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Pháp luật đưa ra điều cấm này bởi lẽ hành vi này là trái với đạo đức xã hội, trái với luân lý đời thường và đi ngược với truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam mà nét nổi bật là chính là "tam tòng, tứ đức". Về mặt pháp luật hiện tại, không có quy định nào cấm bạn sống chung như vợ chồng với bố chồng (ngay cả khi bạn đồng thuận quan hệ tình dục cũng không bị pháp luật ngăn cấm), tuy nhiên vấn đề ở đây chính là bạn có thể vượt qua dư luận xã hộ, bạn bè, gia đình hay không. Tôi tin chắc rằng có đến 99,99% những người xung quanh bạn sẽ không đồng ý mối quan hệ này. Và còn vấn đề này nữa, bạn có nghĩ rằng đứa con của bạn với bố chồng khi ra đời nó sẽ ra sao khi người ta hỏi bố nó là ai? Câu chuyện của bạn làm tôi nhớ đến một tiểu phẩm hài của nghệ sỹ Nhật Cường có tựa đề "Tại vì sao tôi điên?", nó cũng giống như hoàn cảnh đứa con bạn ra đời sẽ gọi bố nó là gì (gọi "ông ngoại" hay "bố"!?) và gọi anh nó là gì (gọi "anh" hay gọi là "cậu"!?)
    Vài lời tâm sự với chị và lời khuyên chân thành của tôi là bạn nên chấm dứt mối quan hệ này. Riêng đối với đứa trẻ, nó không có tội lỗi gì, chị nên để nó phát triển một cách tự nhiên và sau này khi có cơ hội chị nên kể cho nó nghe sự thật và dùng tình cảm của chị để thỏa lấp sự mất mát lớn lao của chúng.
    Thân!

     
    Báo quản trị |  
  • #171152   10/03/2012

    minhtuyen691
    minhtuyen691

    Chồi

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:12/11/2011
    Tổng số bài viết (84)
    Số điểm: 1110
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 14 lần


    Thủ tục đăng ký kết hôn sẽ nhanh hơn

    (Ecolaw.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định06/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực, trong đó bổ sung quy định hồ sơ đăng ký hộ tịch gửi qua hệ thống bưu chính; rút ngắn thời gian làm thủ tục đăng ký kết hôn.

     

    Cụ thể, theo Nghị định mới ban hành, thời gian làm thủ tục đăng ký kết hôn được rút ngắn từ 5 ngày xuống còn 3 ngày. Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì UBND cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
     

    Hồ sơ đăng ký hộ tịch có thể gửi qua hệ thống bưu chính
     

    Theo Nghị định 06/2012, khi đăng ký hộ tịch, nếu cán bộ Tư pháp hộ tịch xã, phường, thị trấn hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp không biết rõ về nhân thân hoặc nơi cư trú của đương sự, thì yêu cầu xuất trình 2 loại giấy tờ sau đây để kiểm tra:
     

    1- Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó.
     

    2- Sổ hộ khẩu, Sổ đăng ký tạm trú (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam) để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo quy định.
     

    Việc gửi hồ sơ đăng ký hộ tịch qua hệ thống bưu chính tại Nghị định158/2005/NĐ-CP chưa quy định thì nay tại Nghị định06/2012/NĐ-CP đã được bổ sung. Theo đó, trong trường hợp hồ sơ đăng ký hộ tịch được gửi qua hệ thống bưu chính, thì các giấy tờ quy định nêu trên phải là bản sao có chứng thực; trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ thì nộp bản sao các giấy tờ nêu trên, kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực.

     

    Thời hạn giải quyết việc đăng ký hộ tịch
     

    Nghị định cũng bổ sung quy định cụ thể thời hạn giải quyết việc đăng ký hộ tịch và hồ sơ đăng ký hộ tịch. Theo đó, đối với những việc hộ tịch mà Nghị định158/2005/NĐ-CP quy định thời hạn giải quyết, thì thời hạn được tính theo ngày làm việc.
     

    Đối với những việc hộ tịch mà Nghị định158/2005/NĐ-CP không quy định thời hạn giải quyết, thì được giải quyết ngay trong ngày; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo.
     

    Các giấy tờ phải nộp và xuất trình khi thực hiện các việc hộ tịch được lập thành 1 bộ hồ sơ.

     

    Nghị định06/2012/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2012.
     

    Ecolaw sẽ có bài viết sâu hơn về các vấn đề trên trong mục Cẩm nang pháp luật.

     

     

     

    Đăng ký kết hôn là thủ tục pháp lý bắt buộc để được chính thức công nhận là vợ chồng ( ảnh minh họa)

      CÁC TIN KHÁC

    nothing is impossible

     
    Báo quản trị |  
  • #211493   05/09/2012

    tuandungpetro
    tuandungpetro

    Sơ sinh

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2009
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 270
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


     
    Báo quản trị |  
  • #280615   11/08/2013

    crystalsnow910
    crystalsnow910

    Female
    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:09/08/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chỉ có thể nói: Loạn luân!!!

     
    Báo quản trị |