Tìm hiểu về địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia vào quan hệ đấu giá tài sản? (Phần 3)

Chủ đề   RSS   
  • #612214 31/05/2024

    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Tìm hiểu về địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia vào quan hệ đấu giá tài sản? (Phần 3)

    Trong quá trình đấu giá tài sản, có những chủ thể nào tham gia vào hoạt động này? Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đó được pháp luật quy định như thế nào?

    Các chủ thể tham gia vào quan hệ đấu giá tài sản bao gồm:

    1. Đấu giá viên

    2. Hội đồng đấu giá tài sản

    3.  Người có tài sản đấu giá

    4. Người tham gia đấu giá

    (Phần tiếp theo)

    5. Người trúng đấu giá

    a. Người trúng đấu giá là gì?

    Tại khoản 8 Điều 5 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định: Người trúng đấu giá là cá nhân, tổ chức trả giá cao nhất so với giá khởi điểm hoặc bằng giá khởi điểm trong trường hợp không có người trả giá cao hơn giá khởi điểm khi đấu giá theo phương thức trả giá lên; cá nhân, tổ chức chấp nhận mức giá khởi điểm hoặc mức giá đã giảm trong trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống.

    b.Người trúng đấu giá có nghĩa vụ và quyền lợi nào?

    Căn cứ theo Điều 48 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá như sau:

    * Người trúng đấu giá có các quyền sau đây:

    • Yêu cầu người có tài sản đấu giá ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật;
    • Được nhận tài sản đấu giá, có quyền sở hữu đối với tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật;
    • Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đấu giá đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật;
    • Các quyền khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và theo quy định của pháp luật.

    * Người trúng đấu giá có các nghĩa vụ sau đây:

    • Ký biên bản đấu giá, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá;
    • Thanh toán đầy đủ tiền mua tài sản đấu giá cho người có tài sản đấu giá theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan;
    • Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và theo quy định của pháp luật.

    6. Người mua được tài sản đấu giá?

    a. Người mua được tài sản đấu giá là gì?

    Theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Luật Đấu giá tài sản 2016 thì: Người mua được tài sản đấu giá là người trúng đấu giá và ký kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản.

    b. Quyền của người mua được tài sản đấu giá?

    Quyền, lợi ích hợp pháp của người mua được tài sản đấu giá được pháp luật bảo vệ. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo đảm việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của người mua được tài sản đấu giá. Trong trường hợp có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sửa đổi một phần hoặc hủy bỏ toàn bộ bản án, quyết định liên quan đến tài sản đấu giá do có vi phạm pháp luật trước khi tài sản được đưa ra đấu giá nhưng trình tự, thủ tục đấu giá tài sản đó bảo đảm tuân theo đầy đủ quy định của pháp luật thì Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự chịu trách nhiệm bồi thường tất cả những thiệt hại đã xảy ra còn tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người mua được tài sản đấu giá.

    7. Cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản

    Ví dụ, trong thi hành án dân sự, người được thi hành án cũng có quyền lợi liên quan đến việc đấu giá. Họ được quyền thỏa thuận với người sở hữu tài sản là người phải thi hành án trong việc quyết định tổ chức thẩm định giá, tổ chức đấu giá. Sau khi định giá tài sản, nếu thấy giá trị không phù hợp gây khó khăn đến việc đấu giá (định giá quá cao) hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi của mình (giá trị quá thấp không đủ thi hành bản án), họ có quyền yêu cầu định giá lại giá trị tài sản. Họ được quyền nhận tiền đấu giá tài sản thành tương đương với bản án, quyết định có hiệu lực thi hành của Tòa án. Nếu giá trị tài sản bán được thấp hơn thì họ được nhận toàn bộ số tiền sau khi trừ đi chi phí đấu giá, chi phí thi hành án.

    (Nội dung bài viết này được tham khảo và trích dẫn từ nhiều nguồn có liên quan khác nhau, nhằm mục đích cung cấp cho người đọc những thông tin về địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia vào quan hệ đấu giá tài sản).

     
    75 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận