Tiêu thụ tài sản do trộm mà có phạm tội không ?

Chủ đề   RSS   
  • #65247 25/10/2010

    ng0chuy95

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:07/10/2008
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tiêu thụ tài sản do trộm mà có phạm tội không ?

    Em gọi tên thế này nhé:

    H: là em trai em  
    X: là bạn học của em trai em
    Y : là bạn của X

    Chuyện là thế này ạ!
    X có bán 1 ĐTDD mà Y ăn cắp được(ĐTDD của bạn H).H biết được gọi X ra nói chuyện yêu cầu trả lại ĐT thì bị một số  đối tượng lạ mặt đánh X.

    Nay H bị tình nghi là gọi người đánh X,và bị nhà trường kỉ luật.

    EM muốn hỏi: X tiêu thụ đồ ăn trộm thì bị xử lý như thế nào?(giá trị ĐTDD >_ 500.000VND)

    X ,Y ,H đang học lớp 10. Giải quyết hộ em với ak! Thanks anh chị rất nhiều!
    Cập nhật bởi BachHoLS ngày 25/10/2010 04:35:39 PM Cập nhật bởi ng0chuy95 ngày 25/10/2010 01:20:06 PM
     
    18448 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #65315   25/10/2010

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào bạn,
    Hiện nay chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người trộm cắp tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên. Hành vi trộm (kể cả tiêu thụ tài sản do ăn trộm) mà có giá trị tài sản dưới 2 triệu đồng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị xử lý vi phạm hành chính.
    Vụ việc của em bạn giờ cần phải yêu cầu nhà trường làm rõ mới có thể quyết định kỷ luật hay không kỷ luật được

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #65565   26/10/2010

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào bạn,
    Mình xin bổ sung thêm cho câu trả lời trên:
    X trong trường hợp nói trên không được coi là đồng phạm với Y trong tội trộm cắp tài sản. Tuy vậy, hành vi tiêu thụ đồ ăn cắp của X đã đủ yếu tố cấu thành tội tại Điều 250 - BLHS nếu X đủ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự.

    Điều 250.  Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có  

    1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến  bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b)  Có tính chất chuyên nghiệp ;

    c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;

    d)  Thu lợi bất chính lớn;

    đ) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ  năm năm đến mười năm:

    a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;

    b) Thu lợi bất chính rất lớn.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;

    b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.

    Tuy nhiên, bạn cũng cần phải xem xét thêm về yếu tố độ tuổi. Em của bạn học lớp 10 nhưng cụ thể là bao nhiêu tuổi?

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #97412   21/04/2011

    luanvivan
    luanvivan

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/04/2011
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    hành vi của X không đủ yếu tố cấu thành tội phạm vì Y không phạm tội trộm cắp tài sản . do đó, X không phạm tộ theo điều 250 BLHS. KL: X bị xử lí vi phạm hành chính.
     
    Báo quản trị |