Tiêu chuẩn nhân viên y tế và cô đỡ thôn, bản từ ngày 01/01/2024 là gì?

Chủ đề   RSS   
  • #607889 03/01/2024

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1703 lần


    Tiêu chuẩn nhân viên y tế và cô đỡ thôn, bản từ ngày 01/01/2024 là gì?

    Ngày 29/12/2024, Bộ Y tế ban hành Thông tư 27/2023/TT-BYT quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhân viên y tế thôn, bản; cô đỡ thôn, bản.

    (1) Tiêu chuẩn đối với Nhân viên y tế thôn, bản; Cô đỡ thôn, bản

    Theo Thông tư 27/2023/TT-BYT quy định nhân viên y tế, cô đỡ ở thôn, bản phải có trình độ chuyên môn, đào tạo đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:

    - Trình độ chuyên môn, đào tạo: Nhân viên y tế thôn, bản; Cô đỡ thôn, bản phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:

    + Hoàn thành chương trình (được cấp chứng chỉ) theo nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại Điều 6 Thông tư 27/2023/TT-BYT ;

    + Có trình độ chuyên môn về y (bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh) từ trung cấp trở lên.

    - Tự nguyện tham gia làm Nhân viên y tế thôn, bản hoặc Cô đỡ thôn, bản.

    - Có đủ sức khoẻ để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.

    (2) Chức năng đối với Nhân viên y tế thôn, bản; Cô đỡ thôn, bản

    - Đối với Nhân viên y tế thôn, bản: hỗ trợ trạm y tế xã thực hiện chức năng chăm sóc sức khỏe ban đầu tại thôn, bản.

    - Đối với Cô đỡ thôn, bản: hỗ trợ trạm y tế xã thực hiện chức năng chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại thôn, bản.

    (3) Nhiệm vụ đối với Nhân viên y tế thôn, bản

    Tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu và các hoạt động y tế tại thôn, bản, bao gồm:

    - Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục, hướng dẫn, tư vấn người dân tại thôn, bản về: chăm sóc sức khỏe; phòng, chống các yếu tố nguy cơ sức khỏe; vệ sinh môi trường; an toàn thực phẩm; phòng, chống suy dinh dưỡng, HIV/AIDS, các bệnh không lây nhiễm, dịch bệnh tại cộng đồng; phòng, chống tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường;

    - Phát hiện, tham gia giám sát và báo cáo tình hình dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, bệnh truyền qua thực phẩm, dịch bệnh mới nổi tại thôn, bản;

    - Phối hợp thực hiện các chương trình, dự án y tế tại thôn, bản;

    - Hướng dẫn người dân trồng và sử dụng thuốc nam tại gia đình để phòng và chữa một số triệu chứng, bệnh thông thường;

    - Tham gia triển khai thực hiện các phong trào vệ sinh phòng bệnh, an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe cộng đồng;

    - Tham gia hướng dẫn lập hồ sơ sức khỏe toàn dân và quản lý sức khỏe người dân trên địa bàn;

    - Tham gia các khoá đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ;

    - Tham gia giao ban định kỳ với trạm y tế xã;

    - Thực hiện báo cáo kịp thời, đầy đủ theo hướng dẫn của trạm y tế xã.

    Tham gia chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em gồm:

    - Tuyên truyền, vận động vệ sinh phụ nữ, vệ sinh thai nghén, dinh dưỡng hợp lý và loại trừ các tập tục có hại cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em; vận động phụ nữ mang thai đến trạm y tế xã đăng ký quản lý thai, khám thai, tiêm phòng uốn ván, đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sinh đẻ, đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin theo độ tuổi, nuôi con bằng sữa mẹ;

    - Báo cáo danh sách, số lượng trẻ em của thôn, bản; lập danh sách phụ nữ mang thai và danh sách trẻ em thuộc diện tiêm chủng theo quy định, theo dõi phát hiện biến chứng sau tiêm chủng;

    - Hướng dẫn người dân sử dụng các công cụ theo dõi, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em phiên bản giấy và điện tử;

    Tham gia khám bệnh, chữa bệnh tại thôn, bản:

    Tham gia khám bệnh, chữa bệnh tại thôn, bản được quy định chi tiết tại Khoản 2 của Điều 4 Thông tư 27/2023/TT-BYT

    (4) Nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ

    Nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm:

    - Đối với Nhân viên y tế thôn, bản: các nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ được quy định tại Phụ lục 03, thời gian đào tạo tối thiểu ba (03) tháng.

    Xem và tải Phụ lục 03

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/01/02/phu-luc-03.docx

    - Đối với Cô đỡ thôn, bản: các nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ được quy định tại Phụ lục 04, thời gian đào tạo tối thiểu sáu (06) tháng.

    Xem và tải Phụ lục 04

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/01/02/phu-luc-04.docx

    - Đối với Nhân viên y tế thôn, bản làm kiêm nhiệm vụ Cô đỡ thôn, bản: các nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ được quy định tại Phụ lục 05, thời gian đào tạo tối thiểu ba (03) tháng.

    Xem và tải Phụ lục 05

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/01/02/phu-luc-05.docx

    - Cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được phép đào tạo các ngành Điều dưỡng, Hộ sinh, Y sỹ đa khoa từ trình độ trung cấp trở lên căn cứ nội dung chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 của Điều này, tổ chức xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình, tài liệu đào tạo, tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.

    Xem chi tiết tại Thông tư 27/2023/TT-BYT có hiệu lực kể từ  ngày 01/01/2024 và thay thế Thông tư 07/2013/TT-BYT.

     
    1005 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (31/01/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận