Tiêu chuẩn làm kế toán

Chủ đề   RSS   
  • #534066 30/11/2019

    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Tiêu chuẩn làm kế toán

    Luật  kế toán 2015 quy định, Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này và phải thực hiện trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng quy định tại Điều 55 của Luật này. Trong trường hợp bổ nhiệm phụ trách kế toán mà có bằng kinh tế ngoại thương, có chứng chỉ kế toán trưởng và có thời gian công tác 10 năm thì có phù hợp với luật kế toán 2003 và 2015 không?

    Về khái niệm "trình độ trung cấp về kế toán" thì hiện tại chưa có văn bản quy định cụ thể (tốt nghiệp những nào nào thì sẽ được xem là có trình độ trung cấp), tuy nhiên trong Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán 2015 thì có quy định như sau:

    Khoản 5 Điều 18 Nghị định 174/2016/NĐ-CP:

    Điều 18. Tổ chức bộ máy kế toán

    5. Người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán là người đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc các học viện ở trong và ngoài nước; người có chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật kiểm toán độc lập; người có chứng chỉ kế toán viên theo quy định của Luật kế toán; người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức nghề nghiệp nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận.

    Nếu căn cứ theo quy định này thì để xác định là có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán theo bằng cấp giáo dục thì ngành nghề được đào tạo phải thuộc nhóm chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán. Và quy định này thực tế không khác với quy định trước đây, vd:

    Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 163/2013/TTLT-BTC-BNV:

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Thông tư liên tịch này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    2. Người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán là những người đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc các học viện ở trong và ngoài nước.

    Khoản 2 Điều 4 Thông tư 91/2017/TT-BTC:

    Điều 4. Điều kiện dự thi

    2. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định tại Điều 9 Thông tư này;”

     

     
    1251 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuychichu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/12/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận