Tiêu chuẩn đối với ngạch Chấp hành viên cao cấp là gì?

Chủ đề   RSS   
  • #612904 17/06/2024

    beryahh

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/12/2023
    Tổng số bài viết (86)
    Số điểm: 490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Tiêu chuẩn đối với ngạch Chấp hành viên cao cấp là gì?

    Chấp hành viên cao cấp là công chức có chuyên môn nghiệp vụ thi hành án dân sự, thi hành án hành chính cao nhất, trực tiếp tổ chức thi hành những vụ việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính đặc biệt phức tạp thuộc thẩm quyền của Cục Thi hành án dân sự. Vậy tiêu chuẩn đặt ra đối với vị trí Chấp hành viên cao cấp là gì?

    1. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

    Căn cứ Khoản 4 Điều 5 Thông tư 02/2024/TT-BTP thì tiêu chuẩn về trình độ đào tạo đối với chấp hành viên cao cấp như sau

    - Có trình độ cử nhân luật trở lên;

    - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính;

    - Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có bằng, giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;

    - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm đối với Chấp hành viên cao cấp theo nội dung chương trình của Bộ Tư pháp.

    Theo đó đối với chấp hành viên cao cấp thì cần phải có trình độ đào tạo cử nhân luật trở lên và có các chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức theo yêu cầu của vị trí chấp hành viên.

    2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

    Căn cứ Khoản 3 Điều 5 Thông tư 02/2024/TT-BTP thì tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ đối với chấp hành viên cao cấp như sau

    - Nắm vững và am hiểu sâu sắc đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng vào công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội;

    - Nắm vững và am hiểu các kiến thức về quản lý hành chính nhà nước, am hiểu sâu các nội dung pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; áp dụng thành thạo các nguyên tắc, chế độ, thủ tục về nghiệp vụ thi hành án dân sự;

    - Nắm vững tình hình và xu thế phát triển của lĩnh vực thi hành án dân sự trong nước và thế giới; tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý;

    - Có năng lực đề xuất, tham mưu hoạch định chính sách, chủ trì xây dựng các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chương trình gắn với chuyên môn nghiệp vụ của lĩnh vực thi hành án dân sự để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; có khả năng phối hợp tốt với cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

    - Có khả năng giáo dục, thuyết phục đương sự thi hành bản án, quyết định của toà án; quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại;

    - Thành thạo các kỹ năng soạn thảo, thuyết trình, bảo vệ và tổ chức thực hiện để xây dựng và triển khai các dự án, đề án, chương trình, kế hoạch công tác, tài liệu giảng dạy liên quan đến công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;

    - Có năng lực nghiên cứu khoa học, tổng kết chuyên đề diện rộng thuộc lĩnh vực được giao, đề xuất những vấn đề chiến lược về công tác thi hành án dân sự, công tác thi hành án hành chính; có khả năng phân tích, khái quát, tổng hợp trong nhiều lĩnh vực liên quan đến công tác thi hành án;

    - Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.

    Như vậy ngoài tiêu chuẩn về trình độ thì yêu cầu đối với vị trí chấp hành viên cao cấp cần phải đáp ứng về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ như trên.

    *Đối với công chức dự thi nâng ngạch Chấp hành viên cao cấp thì ngoài các tiêu chuẩn về trình độ và năng lực chuyên môn nêu trên mà còn phải đáp ứng các điều kiện sau (Khoản 5 Điều 5 Thông tư 02/2024/TT-BTP):

    - Có thời gian giữ ngạch Chấp hành viên trung cấp từ 05 năm (60 tháng) trở lên;

    - Trong thời gian giữ ngạch Chấp hành viên trung cấp đã chủ trì xây dựng ít nhất 02 (hai) trong số các sản phẩm sau: văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành hoặc cấp tỉnh mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu đạt yêu cầu.

     
    93 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận