Tiêu chí nào để phân biệt cầm cố và mua bán tài sản trong thực tiễn

Chủ đề   RSS   
  • #360841 05/12/2014

    Tiêu chí nào để phân biệt cầm cố và mua bán tài sản trong thực tiễn

    Để so sánh giữa cầm cố và mua bán tài sản thì làm được trên lý luận vậy trong thực tiễn tòa án sẽ căn cứ vào những tiêu chí nào để phân biệt được, vì vốn dĩ thực tế khó xác định. Vậy anh, chị  biết thì có thể giúp em với, em xin cám ơn ạ!

     
    3403 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #360882   05/12/2014

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Chào bạn

    Cái quan trọng nhất chính là văn bản thỏa thuận. Từ văn bản chứng cứ các bên đưa ra sau đó mới xét tới quan hệ pháp luật điều chỉnh.

     

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #360958   05/12/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn .

    Điều 326. Cầm cố tài sản

    Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

    Chỉ là biện pháp đảm bảo cho việc thực hiện một nghĩa vụ khác (ví dụ vay mượn), việc giao tài chưa làm thay đổi quyền sở hữu, thay đổi chủ sở hữu. 

    Điều 333. Quyền của bên nhận cầm cố tài sản

    Bên nhận cầm cố tài sản có các quyền sau đây:

    1. Yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó;

    2. Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ;

    3. Được khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thoả thuận;

    4. Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

    Người nhận tài sản cầm cố chỉ có quyền quản lý, sử dụng nhưng không có quyền định đoạt; tức là không có quyền sở hữu.:'(

    Điều 428. Hợp đồng mua bán tài sản

    Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán

    Điều 439. Thời điểm chuyển quyền sở hữu

    1. Quyền sở hữu đối với tài sản mua bán được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm tài sản được chuyển giao, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

    2. Đối với tài sản mua bán mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó.

    3. Trong trường hợp tài sản mua bán chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên bán.

    Tài sản được chuyễn quyền sở hữu từ người bán sang người mua khi ký và thực hiện hợp đồng mua bán.:'(

    Như vậy, theo tôi tiêu chí phân biệt chủ yếu là việc "chuyển quyền sở hữu" có xãy ra hay không sau khi ký và thực hiện hợp đồng?

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 05/12/2014 12:16:12 CH
     
    Báo quản trị |