Tiêu chí để công nhận người nước ngoài và người phiên dịch trong hành nghề dược

Chủ đề   RSS   
  • #615275 15/08/2024

    ngocngocngyn

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/03/2024
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 325
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Tiêu chí để công nhận người nước ngoài và người phiên dịch trong hành nghề dược

    Bộ Y tế ban hành Thông tư 07/2018/TT-BYT hướng dẫn về kinh doanh dược của Luật dượcNghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược do Bộ Y tế ban hành. Dưới đây là một số tiêu chí để công nhận người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong hành nghề dược và tiêu chí trong phiên dịch hành nghề dược.

    1. Sử dụng ngôn ngữ trong hành nghề dược cần yêu cầu gì?

    Điều 3 Thông tư 07/2018/TT-BYT người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc và người phụ trách dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải được công nhận biết tiếng Việt thành thạo, trường hợp không biết tiếng Việt thành thạo thì phải đăng ký ngôn ngữ sử dụng và có người phiên dịch đáp ứng theo quy định tại Điều 5 Thông tư 07/2018/TT-BYT.

    Người nước ngoài và người Việt Nam định cư tại nước ngoài chưa được công nhận biết tiếng Việt thành thạo trong hành nghề dược, trên Chứng chỉ hành nghề dược phải ghi “yêu cầu có phiên dịch trong hành nghề”. Khi hành nghề dược, trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phải có hợp đồng với người phiên dịch đáp ứng quy định tại Khoản 1Khoản 2 Điều 5 Thông tư 07/2018/TT-BYT.

    2. Tiêu chí nào để công nhận người nước ngoài trong hành nghề dược?

    Điều 4 Thông tư 07/2018/TT-BYT người hành nghề dược được công nhận biết tiếng Việt thành thạo trong hành nghề dược khi được cơ sở giáo dục quy định tại Điều 6 Thông tư 07/2018/TT-BYT kiểm tra và công nhận biết tiếng Việt thành thạo, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 07/2018/TT-BYT.

    Trường hợp người hành nghề đăng ký ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ hoặc tiếng Việt để hành nghề dược thì phải được cơ sở giáo dục quy định tại Điều 6 Thông tư 07/2018/TT-BYT kiểm tra để công nhận người hành nghề thành thạo ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong hành nghề dược, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 07/2018/TT-BYT. Ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong hành nghề dược có thể là một trong các ngôn ngữ sau đây: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

    Người hành nghề dược được công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong hành nghề dược mà không phải qua kiểm tra khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành y, dược, y học cổ truyền trở lên do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là tiếng Việt hoặc là ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong hành nghề dược theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 07/2018/TT-BYT;

    - Có chứng chỉ đã hoàn thành khóa đào tạo chuyên ngành y, dược, y học cổ truyền có thời gian từ 12 (mười hai) tháng trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là tiếng Việt hoặc là ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong hành nghề dược theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 07/2018/TT-BYT;

    - Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành y, dược, y học cổ truyền do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là tiếng Việt hoặc là ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong hành nghề dược theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 07/2018/TT-BYT.

    Các văn bằng, chứng chỉ quy định tại điểm ab Khoản 3 Điều 2 Thông tư 07/2018/TT-BYT phải được cấp trong thời gian không quá 05 (năm) năm, tính đến ngày nộp hồ sơ.

    3. Tiêu chí nào để công nhận người đủ trình độ phiên dịch trong hành nghề dược?

    Điều 5 Thông tư 07/2018/TT-BYT người được công nhận đủ trình độ phiên dịch trong hành nghề dược khi được cơ sở giáo dục quy định tại Điều 6 Thông tư 07/2018/TT-BYT kiểm tra và công nhận, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 07/2018/TT-BYT.

    Người phiên dịch được công nhận đủ trình độ phiên dịch trong hành nghề dược mà không phải qua kiểm tra khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành y, dược trở lên do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch;

    - Có chứng chỉ đã hoàn thành khóa đào tạo chuyên ngành y, dược có thời gian từ 12 (mười hai) tháng trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch;

    - Có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành y, dược, y học cổ truyền trở lên và bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngoại ngữ phù hợp với ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch.

    - Các văn bằng, chứng chỉ quy định tại điểm ađiểm b Khoản 2 Điều 5 Thông tư 07/2018/TT-BYT phải được cấp trong thời gian không quá 05 (năm) năm, tính đến ngày nộp hồ sơ.

    Một người phiên dịch chỉ được làm phiên dịch cho một người hành nghề dược tại cùng một thời điểm mà người hành nghề đó đang hành nghề dược.

    Như vậy, trên đây là nội dung một số tiêu chí để công nhận nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong hành nghề dược và tiêu chí trong phiên dịch hành nghề dược theo Thông tư 07/2018/TT-BYT.

     
    31 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận