Tiền và giấy tờ có giá

Chủ đề   RSS   
  • #108741 08/06/2011

    tongbiethanh92

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2011
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 370
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1 lần


    Tiền và giấy tờ có giá


    Mọi người cho mình ý kiến
    Phân biệt tiền và giấy tờ có giá

    Giống:đều là tài sản(điều 163 BLDS)

    Khác

    Tiền

    Giấy tờ có giá

    _Thước đo giá trị cho các loại tài sản khác



    _trị giá được bằng tiền, chuyển giao được trong giao lưu dân sự



    _do nhà nước độc quyền phát hành




    _được tạo ra bởi 1 số chủ thể đử điều kiện theo luật định



    _Tiền được coi là tài sản khi đang có giá trị lưu hành



    _được coi là tài sản khi chúng được phát hành hợp pháp và ở thời điểm có hiệu lực

    _


    _tiền được xác định thông qua giá trị lưu hành

    _tiền là phương tiện thanh toán;đối tượng trong các quan hệ hợp đồng, bồi thường thiệt hại.




     
    32662 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #108743   08/06/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Mình cũng không bổ sung gì cho bạn, nhưng xin phát biểu vài câu thế này:

    Để so sánh các vấn đề, thì trước hết ta phải hiểu về khái niệm của các vấn đề, sau đó là bản chất của các vấn đề.

    - Nếu coi tiền là vật ngang giá, thì bất cứ vật nào dù hữu hình hay vô hình đều là "tiền", kể cả giấy tờ có giá, vì nó đều có thể trở thành vật ngang giá, khi đó, thì bất cứ chủ thể nào cũng có thể phát hành "tiền". Vì thế không thể so sánh theo khái niệm trên được, vì một khái niệm là theo kinh tế học, một định nghĩa là theo pháp lý học.

    - Mình cũng chưa nghĩ ra khái niệm nào về tiền cả. Tuy nhiên thì qua tìm hiểu thì có khá nhiều loại khái niệm về tiền như sau:

    http://danluat.thuvienphapluat.vn/thuatnguphaply/default.aspx?search=1&t=Ti%E1%BB%81n*

    Trong các định nghĩa đó, có hai định nghĩa về tiền cần chú ý:

    Tiền giấy Là tiền cotton và tiền polymer 60/2006/QĐ-NHNN
    Tiền tệ là phương tiện thanh toán, bao gồm tiền giấy, tiền kim loại và các giấy tờ có giá như tiền 10/2003/QH11

    Nếu hiểu tiền là tiền giấy (định nghĩa còn hiệu lực) thì cái khái niệm tiền này thật là vớ vẩn, chả có tí khoa học nào cả.

    Nếu hiểu tiền là tiền tệ, thì khái niệm trên là tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên thì khái niệm trên lại mắc phải hai vấn đề, đó là đã hết hiệu lực, và điều chỉnh cả vấn đề giấy tờ có giá như tiền.

    Về vấn đề hiệu lực, thì ở Luật ngân hàng NNVN 2010 thì đã có thay đổi như sau:

    Tiền tệ là ngoại hối theo khoản 3 điều 2 (chỗ này QH viết ngược về mối quan hệ). Và Ngoại hối bao gồm:

    a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);

    b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;

    c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;

    d) Vàng thuộc Dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

    đ) Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

    Tuy nhiên thì phần giải thích từ ngữ này chưa phải là định nghĩa, mà nó chỉ liệt kê ra các dạng tiền. Như vậy thì có thể kết luận là hiện tại chưa có khái niệm về tiền theo quy định của pháp luật.

    Vấn đề thứ hai là nếu áp dụng khái niệm về tiền cũ, thì cũng chả sao nếu dùng bình thường, tuy nhiên nếu dùng để so sánh với giấy tờ có giá, thì lại xoắn tiếp ở chỗ khái niệm này lại đề cập tới giấy tờ có giá như tiền cũng là tiền. Vậy thì vấn đề của bạn lại trở nên rất phức tạp khi so sánh hai tập hợp A và B có cùng chung tập con C. Điều này thật sự là rất khó khăn.

    Vì thế nên cái bài của bạn trông nó có vẻ lủng củng nhưng mà thật ra lại chính vì định nghĩa chưa kiếm được nên nó mới vậy.




    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    tongbiethanh92 (08/06/2011) Kutecool (18/09/2012)