tiền phúng viếng và di sản thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #144966 02/11/2011

    tron_ljnh

    Female
    Sơ sinh

    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2011
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 255
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 3 lần


    tiền phúng viếng và di sản thừa kế

     

    giả sử A chết, để lại di sản chia đều cho vợ và 2 con. Vậy tiền phúng viếng đám ma của A có được tính là di sản thừa kế không? nếu có thì sẽ chia như thế nào?

    cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy...ta có thêm ngày nữa để yêu thương

     
    14753 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #145094   03/11/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    tiền phúng viếng có phải là tài sản của A không ? Cụ thể tiền này có trước hay sau khi A chết ?

    Trả lời câu hỏi đó đi, bạn sẽ suy luận được câu trả lời cho câu ban đầu
     
    Báo quản trị |  
  • #147353   14/11/2011

    buihuyentb
    buihuyentb
    Top 500
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2011
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 3935
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 73 lần


    Hay thật anh ntdieu suy luận thật hay!

    chẳng có gì đáng quý bằng đam mê trong công việc!

    Biệt danh : sâu róm

    Yahoo: buihuyentb

     
    Báo quản trị |  
  • #147354   14/11/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    tron_ljnh viết:

     

    giả sử A chết, để lại di sản chia đều cho vợ và 2 con. Vậy tiền phúng viếng đám ma của A có được tính là di sản thừa kế không? nếu có thì sẽ chia như thế nào?


     Thân chào bạn!
     Theo tôi được biết vấn đề này BLDS năm 2005 không điều chỉnh!
     Mà ở đây, theo tôi được biết tại địa phương thì tiền phúng viếng đám ma dùng để chi trả mai táng phí, cúng cơm...đa phần thì do gia đình người chết tùy ý quyết định, có thể họ để lại hết số tiền này để dùng cho việc cũng dỗ người chết do một người trong gia đình đứng ra giữ gìn (có thể họ chia nhau số tiền này, sau đó mỗi khi đến ngày cúng dỗ thì mỗi người trong họ góp lại cúng cơm cho người đã chết)

     Vấn đề chia hay không chia số tiền phúng viếng này tùy thuộc vào phong tục tập quán từng gia đình, làng xã...

     Nếu giữa những người được hưởng di sản của người chết để lại mà có tranh chấp về số tiền phúng viếng đám ma này, theo tôi được biết thì Tòa án sẽ không thụ lý bởi lẽ vấn đề này pháp luật không điều chỉnh, (Tòa án sẽ thụ lý khi vấn đề này nó trở thành tập quán pháp, nhưng hiện nay thì vấn đề này (tiêng phúng viếng được sử dụng như thế nào) chưa được xem là tập quán pháp) mà nếu có xét xử vấn đề này thì có thể ta áp dụng "Luật tục" nếu "Luật tục" có điều chỉnh.

     Vài dòng góp ý, và mong được trao đổi thêm!
     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    tron_ljnh (23/11/2011) cobenhim13593 (01/11/2012)
  • #147359   14/11/2011

    luatQuynhnhu
    luatQuynhnhu
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:15/09/2011
    Tổng số bài viết (759)
    Số điểm: 8837
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 585 lần


    Mến chào các thành viên Dân Luật!
     vấn đề tiền phúng điếu có thành di sản thừa kế hay không- Pháp luật dân sự chưa điều chỉnh
     Do không có cơ sở để giải quyết nên đa số tòa án không chấp nhận yêu cầu chia loại tài sản này
      có mấy mâu thuẫn chính
    1) Thứ nhất đó là tìa sản phát sinh sau khi có sự kiện pháp lý là một  cá nhân chết
    2) Số tiền( tài sản) phát sinh mà chính người này không được thụ hưởng
    3) Tiền, taì sản phát sinh từ nhiều nguồn,( mối quan hệ của người đã mất, mối quan hệ của những người thân thích, vợ/chồng/ con/ cháu).......
    Nếu nhà có con cháu làm quan to, chức cao có khi tiền phúng điếu nên đến cả máy tỷ, phát sinh tranh chấp là đương nhiên, nhưng luật không điều chỉnh biết làm sao!

    CÔNG TY LUẬT QUỲNH NHƯ : SỐ 62 NGUYỄN GIA THIỀU- TP BẮC NINH- TỈNH BẮC NINH : 0199 826 1982 ; 099.689.5678 Cung cấp dịch vụ

    -Tư vấn thường xuyên cho Doanh Nghiệp -Tư vấn tất cả các lĩnh vực pháp luật-

    -Tranh tụng tòa án: Vụ án Hình sự;Vụ án dân sự;vụ án hành chính;Tranh chấp Lao động;Tranh chấp hôn nhân gia đình;Tranh chấp đất đai;Tranh chấp kinh doanh thương mại;Thu hồi nợ

    - Trợ giúp pháp lý- Đại diện Ngoài tố tụng; soạn thảo đơn từ, di chúc,....

    -Tư vấn pháp luật miễn phí

    +qua mạng Danluat.vn :http://danluat.thuvienphapluat.vn/luat-su/luatquynhnhu

    +Qua điện thoại số : 093 617 3333

    +Qua email : quynhnhulawer@yahoo.com.vn

    -Địa chỉ : 62 Phố Nguyễn Gia Thiều - TP Bắc Ninh-Tỉnh Bắc Ninh

    tel: 02223- 857 093 Hotline: 099 689-5678

    Mobile: 093 617 3333

    hoặc : 099 -689.5678

    Giám đốc: Luật sư Phạm Tiến Quyển

     
    Báo quản trị |  
  • #147509   14/11/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào các bạn!

    Trọng tâm của câu hỏi là: "T#edf5f6;">iền phúng viếng đám ma của A có được tính là di sản thừa kế không? nếu có thì sẽ chia như thế nào?"

    Vậy câu trả lời chỉ cần đơn giản như ý tứ của anh #ca0002; text-align: -webkit-center; background-color: #fff8df;">ntdieu là đủ: "tiền phúng viếng không bao giờ được tính là di sản thừa kế, vì nó không phải là tài sản do người chết để lại".

    Thân!



    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #148958   21/11/2011

    lanh92pro
    lanh92pro

    Female
    Chồi

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2011
    Tổng số bài viết (67)
    Số điểm: 1076
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 6 lần


    theo mình thì tiền phúng viếng không do người chết làm ra và để lại đó vì vậy nó không thể là di sản, đó chỉ là tình làng nghĩa xóm thương tiếc, chia buồn cung gia đình, giúp gia đình lo ma chay cho tươm tất. số tiền ấy sau này mình sẽ đi lại cho họ, xem như đó là món nợ.
    thân!
     
    Báo quản trị |