Tiền bạc đi trước, mực thước đi sau có nghĩa là gì?

Chủ đề   RSS   
  • #609942 27/03/2024

    Tiền bạc đi trước, mực thước đi sau có nghĩa là gì?

    Tiền bạc đi trước, mực thước đi sau có nghĩa là gì? Tội đưa hối lộ có khung hình phạt cao nhất là bao nhiêu năm tù?

     

    Tiền bạc đi trước, mực thước đi sau có nghĩa là gì?

    "Tiền bạc đi trước, mực thước đi sau" là một câu tục ngữ Việt Nam về truyền thống- đạo lý.

    “Mực thước” ở đây chỉ các khuôn phép, chuẩn mực đạo đức.

    "Tiền bạc đi trước, mực thước đi sau" phản ánh một thực tế trong xã hội đó là sức mạnh của tiền bạc. Đồng tiền có thể mua được nhiều thứ, từ vật chất đến tinh thần, thậm chí là những thứ tưởng chừng như không thể mua được.

    Khi đồng tiền trở thành thước đo giá trị, con người sẽ sử dụng nó để trải thảm đường đi, mua sự thăng tiến,… và từ đó dẫn đến việc con người có thể đánh mất giá trị đạo đức, luân lý.

    Câu tục ngữ "Tiền bạc đi trước, mực thước đi sau" là một lời nhắc nhở cho con người cần có một cái nhìn đúng đắn về đồng tiền và sử dụng nó một cách hợp lý để nó trở thành công cụ giúp con người sống tốt hơn chứ không phải là thứ chi phối con người.

    Lưu ý: Nội dung "Tiền bạc đi trước, mực thước đi sau" chỉ mang tính chất tham khảo.

    Chính vì lí do đó, nên một số cá nhân đã lợi dùng lòng tham, sử dụng đồng tiền như một công cụ để trao đổi, hối lộ, mua chuộc người khác giúp mình đạt được mục đích như chạy chức, chạy quyền, chạy bằng,...Có thể thấy, hành vi này được xem là hành vi trái pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ được quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015.

    Tội đưa hối lộ có khung hình phạt cao nhất là bao nhiêu năm tù?

    Tại Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội đưa hối lộ như sau:

    - Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    + Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

    + Lợi ích phi vật chất.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    + Có tổ chức;

    + Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    + Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;

    + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    + Phạm tội 02 lần trở lên;

    + Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    - Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

    - Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.

    - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

    - Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015.

    ....

    Như vậy, tội đưa hối lộ có khung hình phạt tù cao nhất lên đến 20 năm.

    Tuy nhiên, tùy vào giá trị tài sản đưa hối lộ, mức độ, hành vi thì Tòa án sẽ quyết định khung hình phạt cuối cùng.

    Lưu ý: Trường hợp người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

    Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

     
    1600 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận