anhdv352 à. Đúng là nếu sợi dây chuyền là giả thì B vẫn phải chịu TNHS. Nhưng đây là câu hỏi chung đặt ra cho cả tình huống bài tập, chứ không gói gọn trong phạm vi B thực hiện hành vi cướp giật tài sản ở đoạn thứ 2 của bài tập. Nên việc B vẫn phải chịu TNHS không liên quan gì đến cấu thành của tội phạm là hình thức hay vật chất. Mà vì ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản quyết định họ có phải chịu TNHS hay không, chứ không phải là đối tượng tác động của tội phạm quyết định việc họ có phải chịu TNHS hay không.
Vấn đề này được hướng dẫn cụ thể tại mục 2 Phần II Thông tư số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP. Cụ thể:
2. Trong trường hợp có đầy đủ cằn cứ chứng minh rằng người có hành vi xâm phạm sở hữu có ý định xâm phạm đến tài sản có giá trị cụ thể theo ý thức chủ quan của họ, thì lấy giá trị tài sản đó để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xâm phạm.
Ví dụ 1: A thấy một người vừa nhận ở kho bạc 100 triệu đồng bỏ vào một chiếc túi xách để trước giỏ xe máy nên có ý định cướp giật 100 triệu đồng này. A lấy xe máy đi theo người vừa nhận tiễn và đã cướp giật được chiếc túi xách này, nhưng trong chiếc túi xách này chỉ còn có 200 nghìn đổng, bởi vì 100 triệu đồng người nhận tiền đã bỏ vào cốp xe máy. Trong trường hợp này phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với A theo các điểm d và g khoản 2 Điều 136 BLHS.
Ví dụ 2: B thấy C đeo một chiếc nhẫn mầu vàng. Qua các nguồn tin B tưởng đây là nhẫn bằng vàng 9,999, có trọng lượng 2 chỉ, nên đã dùng thủ đoạn gian dối và đã chiếm đoạt được chiếc nhẫn này. Trong trường hợp này phải lấy trị giá của một chiếc nhẫn bằng vàng 9,999 với trọng lượng 2 chỉ theo thời giá tại địa phương vào thời điểm chiếm đoạt để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với B về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!