Thuế TNCN: Quy định cắt GTGC như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #616313 13/09/2024

    Thuế TNCN: Quy định cắt GTGC như thế nào?

    Người lao động có phải cắt GTGC tại công ty cũ khi chuyển công tác sang công ty mới hoặc nghỉ hưu? Nếu sau này người lao động có nhu cầu cắt GTGC thì người lao động có thể đăng ký trực tiếp với CQ Thuế nơi có hộ khẩu thường trú hay lại phải quy về công ty cũ để cắt (trong TH người phụ thuộc không đủ đk để giảm trừ hoặc người lao động muốn chuyển NPT cho người thân khác?). Nếu người lao động nghỉ hưu mà chưa cắt GTGC ở cty A, Cty B ... khi người lao động muốn cắt GTGC thì thực hiện ở đâu?

    Ví dụ:

    Nhưng nhân viên thuế bên công ty mới lại bảo phải làm thủ tục cắt giảm ở công ty cũ thì mới làm được thủ tục giảm trừ ở công ty mới được. Em gọi điện cho nhân viên bảo hiểm ở công ty cũ thì nhân viên bên ấy bảo không cần phải làm thủ tục cắt giảm bên công ty cũ vì bên công ty cũ đã chấm dứt hợp đồng với em rồi thì mặc định công ty sẽ không cắt giảm bên này nữa nên sẽ không làm thủ tục cắt giảm trừ thuế cho em. Công ty cũ thì không làm thu tục cắt giảm thuế thu nhập cá nhân, công ty mới thì khi nào công ty cũ làm thủ tục cắt giảm thì công ty mới làm thủ tục giảm trừ gia cảnh cho em. Em đã chuyển sang công ty mới được 5 tháng rồi, phải nuôi 2 còn nhỏ mà hàng tháng vẫn phải đóng thuế.

    Luật sư xin cho em hỏi: Khi em chuyển sang công ty mới thì có cần phải làm thủ tục cắt giảm trừ thuế thu nhập cá nhân ở công ty cũ không ạ ?

     
    109 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #617315   10/10/2024

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14951
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Thuế TNCN: Quy định cắt GTGC như thế nào?

    Tại khoản 2 Điều 8 và điểm c2, điểm h và điểm i khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC có nêu:
     
    “Điều 8. Xác định thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công
     
    2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
     
    a) Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 2 Thông tư này.
     
    b) Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế.
     
    Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.
     
     
    Điều 9. Các khoản giảm trừ
     
    Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:
     
    1. Giảm trừ gia cảnh
     
    c) Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh
     
    c.2) Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
     
    c.2.1) Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
     
    c.2.2) Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.
     
    c.2.3) Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
     
     
    h) Khai giảm trừ đối với người phụ thuộc
     
     
    h.2.1) Đối với người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công
     
    h.2.1.1) Đăng ký người phụ thuộc
     
    h.2.1.1.1) Đăng ký người phụ thuộc lần đầu:
     
     
    h.2.1.2) Địa điểm, thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc:
     
    - Địa điểm nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là nơi người nộp thuế nộp bản đăng ký người phụ thuộc.
     
    Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc và xuất trình khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra thuế.
     
    - Thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc: trong vòng ba (03) tháng kể từ ngày nộp tờ khai đăng ký người phụ thuộc (bao gồm cả trường hợp đăng ký thay đổi người phụ thuộc).
     
    Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu người nộp thuế không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp.
     
     
    i) Người nộp thuế chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho mỗi một người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ gia cảnh. Trường hợp người nộp thuế thay đổi nơi làm việc, nơi kinh doanh thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu theo hướng dẫn tại tiết h.2.1.1.1, điểm h, khoản 1, Điều này.”
     
    Căn cứ các quy định nêu trên, khi người nộp thuế là cá nhân đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc đã được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Trường hợp người nộp thuế thay đổi nơi làm việc thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu theo quy định. 
     
    Hiện nay chỉ có quy định nêu về việc sẽ thực hiện đăng ký lại như đăng ký người phụ thuộc ban đầu, không có quy định về việc cắt giảm người phụ thuộc ở công ty cũ. Tuy nhiên, trên thực tế việc có phải cắt giảm người phụ thuộc ở đơn vị cũ hay không thì cần xem cơ quan thuế địa phương yêu cầu như thế nào. Ví dụ như Cục thuế tỉnh Bình Định thì không yêu cầu đơn vị cũ phải báo giảm người phụ thuộc, còn Cục thuế tỉnh Bình Dương thì yêu cầu phải đăng ký thôi giảm trừ gia cảnh tại công ty cũ và đồng thời nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như lần đầu cho Công ty mới. Như vậy, cần liên hệ với cơ quan thuế để xem địa phương yêu cầu như thế nào rồi thực hiện anh nhé. Việc đăng ký thôi giảm trừ ở công ty cũ thì cần liên hệ công ty cũ để công ty cũ báo giảm, người nộp thuế không tự thực hiện được.
     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật Sư NGUYỄN-ĐÌNH-HÙNG, Giám-Đốc công ty luật TNHH PHÚ THỌ Trụ sở : số 3 Đào nguyên Phổ phường 4 Quận 11 thành phố Hồ chí Minh

Điện thoại : 08.9551149 Email : tvpl_ls.nguyendinhhung@yahoo.com.vn