Thuê nhà ở xã hội bao lâu không ở thì sẽ bị chấm dứt hợp đồng?

Chủ đề   RSS   
  • #605550 21/09/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Thuê nhà ở xã hội bao lâu không ở thì sẽ bị chấm dứt hợp đồng?

    Nhà ở xã hội là một giải pháp hỗ trợ tổ ấm cho những người thiếu thốn điều kiện về vật chất, có thu nhập thấp thuê, mua. Trường hợp người đã thuê nhà ở xã hội nhưng không ở liền thì bao lâu sẽ bị chấm dứt hợp đồng?
     
    thue-nha-o-xa-hoi-bao-lau-khong-o-thi-se-bi-cham-dut-hop-dong
     
    1. Những ai được thuê nhà ở xã hội?
     
    Đối tượng được thuê nhà ở xã hội nếu đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 51 Luật Nhà ở 2014 thì căn cứ Điều 49 Luật Nhà ở 2014 sẽ được thuê nhà ở xã hội:
     
    - Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
     
    - Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn.
     
    - Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.
     
    - Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.
     
    - Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp.
     
    - Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân.
     
    - Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
     
    - Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định là người thuê nhà ở công vụ khi không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở hoặc chuyển đi nơi khác hoặc có hành vi vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng nhà ở mà thuộc diện bị thu hồi thì phải trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước.
     
    - Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
     
    Từ quy định trên có nêu cụ thể 06 đối tượng được phép thuê nhà ở xã hội bao gồm: Người có công cách mạng; hộ nghèo, cận nghèo; hộ gia đình bị ảnh hưởng thiên tai; công nhân, người lao động có thu nhập thấp, sĩ quan quân đội, công an; người bị thu hồi đất.
     
    2. Thuê nhà ở xã hội mà không ở có bị chấm dứt hợp đồng?
     
    Theo Điều 136 Luật Nhà ở 2014 các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê mua và thu hồi nhà ở xã hội cho thuê mua được thực hiện như sau:
     
    tải  Mẫu hợp đồng cho thuê nhà ở xã hội
     
    - Trường hợp thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước thì thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g và h khoản 1 Điều 84 Luật Nhà ở 2014 bao gồm:
     
    + Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng hoặc không đủ điều kiện theo quy định của Luật này;
     
    + Hết thời hạn thuê theo hợp đồng mà bên thuê không còn nhu cầu thuê tiếp hoặc khi hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở;
     
    + Bên thuê, bên thuê mua trả lại nhà ở đang thuê, thuê mua;
     
    + Bên thuê, thuê mua nhà ở không nộp tiền thuê nhà ở từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;
     
    + Nhà ở cho thuê, cho thuê mua thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
     
    + Bên thuê, bên thuê mua sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở hoặc tự ý chuyển đổi, bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở hoặc tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê, thuê mua.
     
    - Trường hợp thuê nhà ở xã hội không thuộc sở hữu nhà nước thì:
     
    + Bên thuê mua tự ý cho thuê hoặc bán nhà ở thuê mua cho người khác trong thời hạn thuê mua.
     
    + Bên thuê mua không trả tiền thuê nhà từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng.
     
    + Bên thuê mua tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở thuê mua.
     
    + Bên thuê mua sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê mua.
     
    + Thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 135 Luật Nhà ở 2014 nếu không có người thừa kế hợp pháp thì số tiền thuê mua đã nộp lần đầu thuộc sở hữu của Nhà nước và bên cho thuê mua được thu hồi nhà ở thuê mua để ký hợp đồng thuê, thuê mua với đối tượng thuộc diện được thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định Luật Nhà ở 2014.
     
    + Các trường hợp khác theo thỏa thuận của các bên.
     
    - Bên thuê mua nhà ở xã hội không thuộc diện sở hữu nhà nước được chấm dứt hợp đồng thuê mua theo thỏa thuận trong hợp đồng; trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở thì phải trả lại nhà ở này cho bên cho thuê mua.
     
    Như vậy, không có quy định nào chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà ở xã hội đối với người đang thuê mà không ở, trừ trường hợp là hợp đồng thuê đã hết hạn mà không có nhu cầu tái ký thì sẽ chấm dứt hợp đồng, thứ hai là quá 03 tháng không đóng tiền thuê thì cũng bị chấm dứt hợp đồng.
     
    560 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (22/09/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận