Chào bạn
Theo mình TH trên thì T và M chỉ bị kết án 1 tội đó là tội giết người điều 93 BLHS
ở đây tuy có thể hành vi của T và M thỏa mãn cả dấu hiệu cttp điều 143 BLHS nhưng xét về mặt nguy hiểm cho xã hội thì tội giết người nguy hiểm hơn(mạnh hơn) nên nó sẽ hút tội hủy hoại tài sản,tội hủy hoại tài sản sẽ bị hút thành tình tiết định khung của tội mạnh hơn.Đồng thời cũng đảm bảo được sự công bằng đối với người phạm tội.
Cụ thể điều 93 BLHS như sau:
Điều 93. Tội giết người
Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
-
a) Giết nhiều người;
-
b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
-
c) Giết trẻ em;
-
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
-
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
-
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
-
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
-
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
-
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
-
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
-
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
-
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
-
n) Có tính chất côn đồ;
-
o) Có tổ chức;
-
p) Tái phạm nguy hiểm;
-
q) Vì động cơ đê hèn.
-
ở đây 2 khung cơ bản của tội giết người và tội hủy hoại tài sản sẽ được chuyển thành tình tiết tăng nặng của tội giết người.
KL:T và M phạm tội giết người theo tình tiết tăng nặng tại điểm m k1 điều 93 BLHS
2.Về TH thứ 2.giai đoạn phạm tội là chưa đạt chưa hoàn thành :tức là chưa đạt cả về hành vi lẫn hậu quả.
3.Trong TH này thì mới thực sự là quy T và M về tội hủy hoại tài sản với tình tiết tăng nặng tại điểm c k2 điều 143 BLHS
Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
-
Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
-
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
-
a) Có tổ chức;
-
b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
-
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
-
d) Để che giấu tội phạm khác;
-
đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;
-
e) Tái phạm nguy hiểm.
-
g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
-
Về vấn đề tội phạm nghiêm trọng Tại TTLT 02/2011/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP hướng dẫn quy định về các tội phạm về quyền sở hữu
-
a) Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây là gây hậu quả nghiêm trọng:
a.1) Làm chết một người;
a.2) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;
a.3) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;
a.4) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 61% đến 100%, nếu không thuộc các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a.2 và a.3 trên đây;
-
Bạn có thể đọc thông tư trên để hiểu kỹ hơn về vấn đề này
-
Thân!
-
-
Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.
Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.
Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!