Thừa phát lại là gì ?

Chủ đề   RSS   
  • #153032 06/12/2011

    thanhtuyendhv

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2011
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 465
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Thừa phát lại là gì ?

    Chào mọi người.

    Gia đình em bị gia đình người hàng xóm kiện ra Tòa án để tranh chấp về ranh đất. Trong quá trình giải quyết của Tòa, gia đình em vì không muốn rắc rối, muốn bỏ luôn không tham gia, nên Tòa nhiều lần gửi Giấy triệu tập qua đường bưu điện, gia đình em nhận được nhưng không có lên Tòa.

    Vừa qua, Tòa án có lại có Giấy triệu tập, nhưng người đưa thư lại xưng là người của Văn phòng Thừa phát lại, và khi đưa giấy triệu tập lại bắt gia đình em phải ký vào Biên bản tống đạt gì đó.

    Nay em muốn hỏi :

    1. Văn phòng Thừa phát lại là gì ?
    2. Tại sao Tòa án không tự mình tống đạt Giấy triệu tập ( hoặc gửi qua đường bưu điện) mà lại phải nhờ Thừa Phát Lại.

    Rất mong mọi người giải đáp giúp em ( em đang học Luật nhưng không thấy nhà trường đề cập đến Thừa Phát Lại)

     
    74059 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #153051   06/12/2011

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Chào thanhtuyen!

    Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và một số công việc khác.

     Thừa phát lại được làm những công việc sau : 
     1. #ff0000;">Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.
     2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
     3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.
     4. Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.
     Khi thực hiện công việc về thi hành án dân sự, Thừa phát lại có quyền như Chấp hành viên – trừ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. 
     Cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và mọi cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân từ chối trái pháp luật yêu cầu của Thừa phát lại thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại nếu có.
    Thanhtuyen đọc Nghị định 61/2009/ND-CP để biết rõ hơn nhé.
    Chúc thành công.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #153114   06/12/2011

    kienanls
    kienanls
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2008
    Tổng số bài viết (687)
    Số điểm: 4065
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 203 lần


    Chào bạn Thanh Tuyen !

    Để tìm hiểu rõ hơn về Thừa phát lại/ bạn có thể tìm hiểu ở website chuyên ngành Thừa phát lại duy nhất tại Việt Nam http://www.vanphongthuaphatlai.com.vn/vn/

    Về các câu hỏi của bạn.

    Về khái niệm Thừa phát lại, cũng như những công việc của Thừa phát lại được làm theo quy định của pháp luật thì bạn nguyenkhanhchinh đã trích dẫn Nghị định 61/2009/CP về việc Thực hiện thí điểm Tổ chức Thừa phát lại tại TP.HCM là rất chính xác.

    Tuy nhiên trên thực tế: khái niệm và công việc của Thừa Phát Lại vẫn còn rất xa lạ với mọi người. Thậm chí ngay cán bộ, cơ quan nhà nước còn chưa thể hiển hết và rõ về Thừa phát lại ( http://www.vanphongthuaphatlai.com.vn/vn/Tin-Tuc/tin-chuyen-nganh/GUJSEY100444/)

    Do đó, việc bạn chưa được học về Thừa phát lại ở nhà trường cũng là lẽ tất nhiên.

    Nếu bạn đã là một sinh viên Luật chắc hẳn đã biết rõ về cơ quan Thi hành án Dân sự, thì có thể hiểu nôm na rằng là Văn Phòng Thừa Phát Lại chính là Cơ quan Thi hành án Dân sự ( Tư) về cơ bản 02 tổ chức này giống nhau về chức năng tổ chức thi hành án bản án, quyết định dân sự của Tòa án.

    Tuy nhiên chức năng của tổ chức Thừa phát lại lại rộng hơn cơ quan THADS ở chổ Thừa phát lại có thêm chức năng tống đạt các văn bản tố tụng của Tòa án ( đó là Giấy triệu tập mà gia đình bạn được nhận) và của chính cơ quan THADS và chức năng lập vi bằng.


    Về câu hỏi của bạn. Tại sao Tòa án không tự tống đạt Giấy triệu tập mà phải thông qua Thừa phát lại. 

    Vấn đề này nằm trong chương trình cải cách toàn bộ hệ thống tư pháp/ để tòa án không mất thời gian đi tống đạt/ niêm yết ...đương sự mà chú trọng vào công tác nghiên cứu và xét xử/ nên phải chuyển giao phần việc Tống đạt văn bản cho một tổ chức khác ( đó chính là Văn phòng Thừa phát lại). Việc tống đạt của Văn Phòng Thừa phát lại có giá trị giống như Tòa án trước đây.


    Còn về chức năng lập vi bằng của Thừa phát lại/ bạn có thể tìm hiểu Nghị định 61/2009/CP nêu trên hoặc tham khảo các website của các Văn phòng Thừa phát lại hiện đang hoạt động thí điểm tại Tp.HCM.

    Hoặc tham khảo tại website: http://www.vanphongthuaphatlai.com.vn ( một website chuyên ngành về Thừa phát lại duy nhất của Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại)

    Mặc dù hiện nay, đa số người dân còn chưa nhận thức đầy đủ và đúng về chế định Thừa phát lại/  tuy nhiên về lâu dài Thừa phát lại sẽ phát triển mạnh và trở thành người bạn tin cậy và thân thiết của người dân.

    Thân
    Cập nhật bởi ntdieu ngày 06/12/2011 07:07:21 CH cắt khoảng trống cuối bài

    Tại TP Hồ Chí Minh

    CÔNG TY LUẬT MINH MẪN

    02 Hoa Phượng - Phường 02 - Quận Phú Nhuận - Tp Hồ Chí Minh

    Tổng đài tư vấn: 1900585847 - DD: 0902078630

    Website: www.luatminhman.net Email: vanphong@luatminhman.net

    ------------------------------------------------------------------------------------

    Tại Bạc Liêu

    CÔNG TY LUẬT KAO KIẾN

    87 Bà Triệu - Phường 03 -TP Bạc Liêu - Tỉnh Bạc Liêu

    Website: www.luatkaokien.com.vn Email: luatkaokien@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #558594   26/09/2020

    dutchgirl
    dutchgirl

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2020
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 9 lần


    Câu hỏi của bạn mình trả lời như sau: Theo Khoản 1, 2 Điều 2 Nghị định 80/2020/NĐ-CP thì

    - Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự. 

    - Tống đạt là việc thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật;

    - Văn phòng Thừa phát lại là nơi Thừa phát lại làm việc.

    Bạn có thể tham khảo, tìm hiểu thêm về Thừa phát lại tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP và bài viết dưới đây mình thấy cũng có thông tin khá đầy đủ nè: 

    https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat-binh-luan-gop-y/31141/thua-phat-lai-la-gi-can-dieu-kien-gi-de-tro-thanh-thua-phat-lai

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dutchgirl vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/09/2020)