Thừa phát lại – hay nhưng có thể bạn chưa biết!!

Chủ đề   RSS   
  • #443470 07/12/2016

    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    Thừa phát lại – hay nhưng có thể bạn chưa biết!!

    Mỗi khi nhắc tới thừa phát lại mình lại nhớ tới câu chuyện vui muốn chia sẻ với các bạn.

    Có hôm dẫn cụ ở quê đi khám bệnh, nhân tiện ghé Tòa có việc, thấy xe đi tống đạt của Thừa phát lại nên trên đường về cụ hỏi:

     - Thừa phát lại là gì vậy cháu? Có ăn được không? Có phải cán bộ thu thừa rồi phát lại không?

    Nghe xong đúng là muốn ngất trên giàn quất luôn, công nhận cụ vui tính đáo để.

    Hay mới đây thôi, có bạn sinh viên hỏi mình: Thừa phát lại có phải là công chức?

    Chia sẻ để thấy rằng rất nhiều người thắc mắc và chưa biết thừa phát lại là cái gì hoặc chưa thật sự hiểu về nó? Để làm rõ vấn đề này, mình xin được trả lời một số câu hỏi xoay quanh dưới đây.

    Lưu ý: Trong bài viết này, mình có sử dụng một số từ ngữ viết tắt và các căn cứ pháp lý, sau đây là chú thích cho các bạn trước khi xem bài viết:

    - TPL: thừa phát lại

    - THADS: thi hành án dân sự

    - TAND: tòa án nhân dân

    - TANDTC: tòa án nhân dân tối cao

    - Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.

    - Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.

    - Thông tư liên tịch 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết 36/2012/QH13.

    - Dự thảo Nghị định về tổ chức và hoạt động thừa phát lại (Mình sẽ xem như là quy định cho giai đoạn chính thức áp dụng thừa phát lại)

    Các bạn Dân Luật xem và bổ sung cho mình nhé!

    Cập nhật bởi happy_smile ngày 07/12/2016 04:41:17 CH
     
    7843 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #443472   07/12/2016

    happy_smile
    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    Thừa phát lại là ai?

     

    Thí điểm

    Chính thức

    Định nghĩa

    Thừa phát lại (TPL) là người có các tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để làm các công việc theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan

    (Điều 21 Nghị định 61)

    TPL là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để thực hiện các công việc theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan

    (Khoản 3 Điều 2 Dự thảo)

    Tiêu chuẩn bổ nhiệm

    - Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;

    - Không có tiền án;

    - Có bằng cử nhân luật;

    - Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phấn, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên;

    - Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;

    - Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.

    (Điều 10 Nghị định 61)

     - Là công dân Việt Nam, có sức khỏe,phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật;

    - Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học chuyên ngành luật;

    - Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ luật hoặc đã từng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên.

    - Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề thừa phát lại quy định tại Điều 8 của Nghị định này.

    -  Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề thừa phát lại.

    (Điều 7 Dự thảo)

    Tổ chức hành nghề TPL

    - Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại.

    Văn phòng TPL do một TPL thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh.

    Chế độ lương

    Văn phòng TPL hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính nên TPL hưởng thù lao và phí tổn theo giá biểu do Nhà nước quy định và hợp đồng ký kết với khách hàng.

    (Khoản 4 Điều 15 Nghị định 61)

    TPL hưởng lương theo chế độ của loại hình doanh nghiệp Văn phòng thừa phát lại

    (Khoản 2 Điều 18 Dự thảo)

     

     
    Báo quản trị |  
  • #443473   07/12/2016

    happy_smile
    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    Thừa phát lại làm gì?

    Công việc

    Nội dung

    Thí điểm

    Chính thức

    Tống đạt văn bản

    Khái niệm

    Là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và cơ quan THADS do TPL thực hiện theo quy định của pháp luật

    Là việc thông báo, giao nhận các văn bản do TPL thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan

    Thẩm quyền, phạm vi tống đạt

     

    Văn phòng TPL thỏa thuận để tống đạt văn bản của Tòa án (trừ Tòa phúc thẩm TANDTC), Cơ quan THADS các cấp trên địa bàn cấp tỉnh nơi đặt Văn phòng TPL.

    Tống đạt theo yêu cầu của Tòa án, cơ quan THADS các cấp, đương sự trong vụ việc dân sự, hành chính, cơ quan nhà nước và các tổ chức hành nghề bổ trợ tư pháp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng TPL.

    Văn phòng TPL được quyền thỏa thuận để tống đạt văn bản của Tòa án, Cơ quan THADS các cấp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng TPL.

    Theo địa hạt đã được Chánh án TAND cấp tỉnh, Cục trưởng Cục THADS phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp thống nhất.

    Thỏa thuận tống đạt

    - Hợp đồng dịch vụ

    - Một cơ quan THADS chỉ được ký hợp đồng với một Văn phòng TPL.

    - Chánh án TAND cấp tỉnh quyết định cho mỗi Tòa án trên địa bàn có thể ký hợp đồng với một hoặc nhiều Văn phòng TPL.

    Một Văn phòng TPL có quyền ký hợp đồng tống đạt với nhiều Cơ quan THADS hoặc nhiều Tòa án trên địa bàn cấp tỉnh nơi đặt Văn phòng TPL.

    (Điều 4 TTLT 09)

    - Hợp đồng nguyên tắc

    - Một cơ quan THADS chỉ được ký hợp đồng với một Văn phòng TPL.

    - Chánh án TAND tỉnh quyết định cho mỗi Tòa án trên địa bàn có thể ký hợp đồng với một hoặc nhiều Văn phòng TPL

    - Một Văn phòng TPL có quyền ký hợp đồng tống đạt với nhiều Cơ quan THADS hoặc nhiều Tòa án trên địa bàn cấp tỉnh nơi đặt Văn phòng TPL

    Thỏa thuận tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động tương trợ tư pháp; tống đạt văn bản của đương sự trong vụ việc dân sự, hành chính và của cơ quan nhà nước và tổ chức hành nghề bổ trợ tư pháp

    (Điều 35 Dự thảo)

    Loại văn bản tống đạt

    Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời, quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản án, quyết định trong trường hợp xét xử vắng mặt đương sự của Tòa án; các quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập của Cơ quan thi hành án dân sự

    (Điều 3 TTLT 09)

    Văn bản tố tụng theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; văn bản THADS theo quy định của pháp luật về THADS; văn bản về tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp và các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu khác

    (Khoản 4 Điều 33 Dự thảo)

    Chi phí tống đạt

    Thỏa thuận

    (Khoản 3 Điều 4 TTLT 09)

    Thỏa thuận

    (Khoản 2 Điều 35 Dự thảo)

    Lập vi bằng

    Khái niệm

    Là văn bản do TPL lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dừng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác

    (Điều 2 Nghị định 61)

    Là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do TPL lập theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

    (Điều 2 Dự thảo)

    Thẩm quyền, phạm vi lập

    Đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự; trừ:

    - Công việc TPL không được làm

    - Vi phạm an ninh quốc phòng, bí mật đời tư

    - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật

    (Điều 25 Nghị định 61)

    TPL được lập vi bằng các sự kiện, hành vi có thật xảy ra trên phạm vi toàn quốc theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức trừ một số quy định được quy định cụ thể tại Dự thảo

    (Điều 37 Dự thảo)

    Thủ tục

    - Việc lập vi bằng phải do chính TPL thực hiện

    - Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà TPL trực tiếp chứng kiến

    - Trong trường hợp cần thiết TPL có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng

    - Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng TPL.

    - TPL phải trực tiếp lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu về nội dung của vi bằng do mình thực hiện.

    - Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà thừa phát lại trực tiếp chứng kiến

    - Trong trường hợp cần thiết, TPL có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng

    - Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày lập vi bằng phải thực hiện đăng ký theo hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trực tuyến

    (Điều 40 Dự thảo)

    Giá trị pháp lý

    - Là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án

    - Là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật.

    (Điều 7 TTLT 09)

    - Là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự, hành chính;

    - Là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ

    - Là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật.

    (Điều 37 Dự thảo)

     

    Chi phí lập vi bằng

    Thỏa thuận

    (Điều 29 Nghị định 61)

    Thỏa thuận

    (Điều 39 Dự thảo)

    Xác minh điều kiện thi hành án dân sự

    Thẩm quyền, phạm vi xác minh

    TPL có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền tổ chức thi hành của Cơ quan THADS trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt Văn phòng TPL.

    (Điều 30 Nghị định 61)

    TPL có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền tổ chức thi hành của Cơ quan THADS trên phạm vi toàn quốc.

    (Điều 44 Dự thảo)

    Ủy thác xác minh điều kiện thi hành án

    Không quy định.

    Văn phòng TPL có thể ủy thác một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng dịch vụ xác minh cho Văn phòng TPL khác thực hiện

    (Điều 51 Dự thảo)

    Chi phí xác minh

    Thỏa thuận

    Thỏa thuận

    Trực tiếp thi hành bản án, quyết định của đương sự

    Thẩm quyền, phạm vi

    - Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực của Tòa án cấp huyện nơi TPL đặt văn phòng;

    - Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp huyện nơi TPL đặt văn phòng;

    - Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện nơi TPL đặt văn phòng.

    (Điều 34 Nghị đinh 61)

     

    Như thí điểm

    (Điều 52 Dự Thảo)

    Chi phí thi hành án

    Thỏa thuận

    Thỏa thuận

     

     
    Báo quản trị |  
  • #451848   15/04/2017

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Chủ thớt cho hỏi tí, thế nghĩa của từ "Thừa phát lại" được hiểu như thế nào? Mình chưa thấy chủ thớt trả lời vấn đề này.

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |