Thưa Luật sư cho em hỏi việc xác minh lý lịch thời gian công tác để kết nạp vào Đảng CSVN

Chủ đề   RSS   
  • #511311 31/12/2018

    vulaibn2018

    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:31/12/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thưa Luật sư cho em hỏi việc xác minh lý lịch thời gian công tác để kết nạp vào Đảng CSVN

    em muốn Luật sư tư vấn giúp em trong trường hợp như thế này!

    năm 2002 em đi lao động theo chương trình lao động của Công ty LOD tại Hàn Quốc đến năm 2005 hết hạn hợp đồng tôi đã bỏ ra ngoài lao động bất hợp pháp tại Hàn QUốc đến năm 2011 tôi tự nguyện về nước. Đến năm 2015 tôi được tuyển chọn vào lực lượng Công an xã ( Phó công an xã) qua quá trình tuyển chọn đã được xác minh 3 đời (ông, bố, và bản thân) cho đến hiện nay tôi vẫn giữ chức danh phó Công an xã Bình Định, huyện Lương Tài, đến năm 2016 là quần chúng ưu tú  tôi được cử, giới thiệu đi học lớp cảm tình để kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Từ năm 2015 đến nay trong thời gian Công tác tôi đã được các cấp khen thưởng như Giám đốc Công an tỉnh, Chủ tịch UB ND huyện, Chủ tịch UBND xã, Chủ tịch Cụm ANLK tặng giấy khen, Vậy xin hỏi Luật sư tôi có đủ điều kiện kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam hay không? Có cần xin giấy xác nhận của Đảng ủy ngoài nước hay không? Nếu cần xin thì thủ tục như thế nào?

    Trân trọng cảm ơn Luật sư!

     

     
    1276 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #513447   01/02/2019

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Chào bạn, theo Mục 3 Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 20/9/2016 có quy định về Thủ tục kết nạp Đảng viên. Trong đó có khoản nêu: "3.3- Lý lịch củngười vào Đảng a) Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ."

    Như vậy trước khi thẩm tra, bạn phải tự khai lý lịch trung thực về bản thân.

    Tiếp đó:

    3.4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

    a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:

    - Người vào Đảng.

    - Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).

    b) Nội dung thẩm tra, xác minh

    - Đối với người vào Đảng: làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trịđạo đức, lối sng.

    - Đối với người thân: làm rõ nhng vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

    c) Phương pháp thm tra, xác minh

    - Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủrõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh.

    Nếu vợ (chồng) người vào Đảng đang là đảng viên hoặc có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻanh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng).

    Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi cấp ủy cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.

    - Những nội dung đã biết rõ trong  lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn...) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi ủy báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp ủy cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.

    - Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp ủy cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước.

    Như vậy. Lý lịch không chỉ xét về tư cách chính trị mà còn xét đến việc chấp hành đường lối chủ trương và pháp luật Việt Nam. Tất nhiên việc làm việc bất hợp pháp tại nước ngoài là vi phạm pháp luật tuy nhiên có được xét vào Đảng hay không thì còn tùy thuộc vào biểu quyết và quyết định cảu cấp ủy cơ sở. 

    Cập nhật bởi thuychichu ngày 01/02/2019 03:20:09 CH
     
    Báo quản trị |