Thừa kế trong hệ thống gia đình

Chủ đề   RSS   
  • #468759 26/09/2017

    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Thừa kế trong hệ thống gia đình

    Xin luật sư cho biết, quy định luật thừa kế theo thứ tự trong hệ thống gia đinh?

     
    3332 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #468762   26/09/2017

    luatgiaphatt
    luatgiaphatt

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2016
    Tổng số bài viết (64)
    Số điểm: 320
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Chào anh,

    Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Người thừa kế theo pháp luật như sau:

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Gửi anh tham khảo,

    Trân trọng!
    thuhuyen.luatgiaphat@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatgiaphatt vì bài viết hữu ích
    Votanhung (28/09/2017)
  • #469075   28/09/2017

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Cảm ơn Luật sư đã giải thích. Tuy nhiên, mình vẫn còn thắc mắc một trường hợp địa phương xác nhận như sau:

    Gia đình vợ chồng bà A co 02 người con còn đang còn học sinh phổ thông. Trong sổ hộ khẩu chỉ có 04 người gồm 2 vợ chồng và 2 người con, ngoài ra không có tên nào khác nữa. Bà A co tham gia bảo hiểm nhân thọ cho người con tên B. Trong Hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 09 năm và ghi rõ như sau:

    - Người tham gia bảo hiểm: Bà A

    - Người được bảo hiểm: người con tên B

    - Người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm: Bà A

    Sau khi tham gia được 07 năm thì bà A chết. Nay chồng bà A muốn chuyển quyền thụ hưởng lại cho người con tên B nhưng công ty bảo hiểm yêu cầu phải có sự đồng ý của cha ruột và mẹ ruột của Bà A đã định cư ở nước ngoài từ lâu và chính quyền địa phương cũng xác nhận quyền thừa kế thứ nhất thuộc về cha ruột và mẹ ruột của Bà A. Sau đó, quyền thừa kế tiếp theo là chồng bà A và cuối cùng là 2 người con bà A.

    Xin hỏi Luật sư:

    Địa phương xác nhận và công ty bảo hiểm yêu cầu như vậy có đúng không? 

     
    Báo quản trị |  
  • #469091   28/09/2017

    luatgiaphatt
    luatgiaphatt

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2016
    Tổng số bài viết (64)
    Số điểm: 320
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Chào anh,

    Theo quy định của pháp luật thì "Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau." Như vậy ở đây, cả bố, mẹ của bà A, chồng của bà A, và hai con của bà A đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất và đều được hưởng phần di sản bằng nhau. Đối với trường hợp hai con của bà A chưa thành niên thì phần tài sản sẽ do người đại diện là cha của họ quản lý cho đến khi hai người con thành niên.

    Do đó việc xác định quyền thừa kế và hàng thừa kế của địa phương là sai. Còn đối với yêu cầu của công ty bảo hiểm, pháp luật có quy định về việc từ chối nhận di sản như sau: 

    "1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

     
    2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản."

    Trong trường hợp này, khi bố, mẹ và chồng của bà A từ chối quyền thừa kế thì việc thừa kế sẽ được chuyển lại cho con của bà A. Nên để con bà A có thể được hưởng quyền thừa kế, chồng bà A phải có xác nhận từ chối quyền thừa kế bằng văn bản gửi cho người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, địa phương và công ty bảo hiểm. 

    Gửi anh tham khảo!

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatgiaphatt vì bài viết hữu ích
    Votanhung (29/09/2017)