Chào mọi người, mình lại có quan điểm khác như thế này:
Theo mình nên hiểu điều 677 là thừa kế thế vị chỉ
nên áp dụng trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản #ff0000;">nhưng phải còn đối tượng ở hàng thừa kế thứ nhất.
Nếu hiểu trong trường hợp không còn đối tượng ở hàng thừa kế thứ nhất, mà tất cả các con lại chết trước hoặc chết cùng cha mẹ là thừa kế thế vị, thì không bao giờ có chuyện trong hàng thừa kế thứ 2 xuất hiện đối tượng là
cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Vì nếu hiểu như vậy thì trong bất cứ trường hợp nào con mà chết trước, hoặc chết cùng cha mẹ thì cháu hưởng thay do thế vị mà không phải là với tư cách hàng thừa kế thứ 2. Nếu con mà chết sau cha mẹ, thì hàng thừa kế thứ nhất vẫn còn rồi, không đến lượt cháu hưởng ở hàng thứ 2.
Điều này vẫn đảm bảo quyền lợi của cháu, đồng thời cũng đảm bảo quyền lợi của các đối tượng ở hàng thừa kế thứ 2. Vì một sự thật hiển nhiên là hàng 1 hết thì hàng 2 phải có phần.
Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.
Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.
Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.
Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)
M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.