Thừa kế thế vị của cháu

Chủ đề   RSS   
  • #309330 14/02/2014

    truongthithuphuong233

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Thừa kế thế vị của cháu

    Năm 2014 phân chia di sản thừa kế của A (chết năm 2002). Mẹ A là bà B chết năm 2010. Bố A chết năm 1999. Trong số các con của bà B có một người con là C (em của A) đã chết năm 2006. Trong trường hợp này các con của C có được thế vị C hưởng di sản của bà B từ A không?

     
    2964 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #309440   15/02/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    truongthithuphuong233 viết:

    Năm 2014 phân chia di sản thừa kế của A (chết năm 2002). Mẹ A là bà B chết năm 2010. Bố A chết năm 1999. Trong số các con của bà B có một người con là C (em của A) đã chết năm 2006. Trong trường hợp này các con của C có được thế vị C hưởng di sản của bà B từ A không?

    Chào bạn.

    A chết năm 2002, bà B (mẹ A chết năm 2010) nên có quyền hưởng thừa kế từ A. Sau khi bà B chết thì kỷ phần mà bà B được hưởng thừa kế từ A, sẽ trở thành di sản. Các con của bà B sẽ được hưởng thừa kế di sản của bà B (trong đó có số tài sản mà bà B được thừa kế của A).

    Do C (em của A) chết trước bà B, nên các con của C sẽ được thừa kế thế vị C để hưởng thừa kế từ bà B.

    Đối với di sản của bà B, từ thừa kế của A thì các con của C vẫn được thừa kế thế vị nếu không có tranh chấp; nếu có tranh chấp thì sẽ không được phân chia do thời hiệu đã hết (A chết năm 2002 đến năm 2014 mới tiến hành phân chia tài sản thừa kế. trong khi thời hiệu tranh chấp thừa kế là 10 năm).

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    truongthithuphuong233 (15/02/2014)
  • #309457   15/02/2014

    truongthithuphuong233
    truongthithuphuong233

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Mình muốn tham khảo ý kiến bạn về bộ này:

    Bà Phú và ông Vũ là vợ chồng, có ba người người con là bà Thịnh, ông Vượng và ông Liễn. bà Thịnh có chồng là ông Hưng và có con là anh Chính. Ông Liễn có vợ là bà Xướng và có con là chị Tuyết.

    Năm 2002, ông Liễn chết. Năm 2006, bà Thịnh chết. Năm 2010 bà Phú chết.

    Năm 2014 chia di sản thừa kế của ông Liễn, bà Thịnh, bà Phú. (Bố mẹ bà Phú chết năm 1975, ông Vũ chết năm 1985).

    Mình chia thế này bạn xem đúng không nhé:

     - Di sản của ông Liễn được chia cho: bà Phú, bà Xướng, chị Tuyết. Phần của bà Phú do bà Phú chết sau nên ông Vượng, bà Thịnh được hưởng (anh Chính hưởng do bà Thịnh chết trước bà Phú).

    - Di sản của bà Thịnh được chia cho: bà Phú, ông Hưng và anh Chính. Phần của bà Phú do bà Phú chết sau nên ông Vượng và ông Liễn được hưởng (chị Tuyết  hưởng do ông Liễn chết trước bà Phú).

    - Di sản của bà Phú được chia cho: ông Vượng, ông Liễn và bà Thịnh (chị Tuyết và anh Chính hưởng do ông Liễn  và bà Thịnh đều chết trước bà Phú).

    *Giả sử ông Vũ (chồng bà Phú) chết năm 2012. Năm 2014 chia di sản của bà Phú. Di sản của bà Phú được chia cho: ông Vũ, bà Thịnh (anh Chính hưởng), ông Vượng, ông Liễn (chị Tuyết hưởng). Phần của ông Vũ thì bà Thịnh (anh Chính), ông Vượng, ông Liễn (chị Tuyết) hưởng.

     
    Báo quản trị |  
  • #309479   15/02/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Bạn có một nhầm lẫn nhỏ thôi nhưng lại gây "hậu quả nghiêm trọng" :-P

    Theo luật dân sự 2004 :

    Điều 677. Thừa kế thế vị

    Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

    Như vậy là chỉ có "cháu", "Chắt" của người để lại di sản thì mới được hưởng thừa kế thế vị.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 15/02/2014 10:11:01 SA
     
    Báo quản trị |