thừa kế thế vị

Chủ đề   RSS   
  • #231447 06/12/2012

    phunglan_ht

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2010
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 943
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 16 lần


    thừa kế thế vị

    mấy hôm nay đi làm, các chị ở văn phòng cứ tranh luận với nhau hoài về vấn đề Luật quy định về Thừa kế thế vị. Người thì cho là con nuôi không được thừa kế thế vị của ông (người sinh ra bố nuôi), người thì cho là được thừa kế. nếu căn cứ vào điều 677 luật dân sự thì rõ ràng việc thừa kế thế vị không phân biệt con nuối hay con đẻ. nhưng thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp kiện tụng vì con đẻ không cho con nuôi được quyền thừa kế thế vị, những vụ kiện như thế thường không có kết quả gì. 

    Mình thì thật sự không quan tâm đến vấn đề này lắm, nhưng thấy mọi người tranh cãi rồi tư duy tự nhiên có hứng, cũng đi đọc luật, cũng tìm hiểu, tự nhiên thấy được cái vấn đề thừa kế thế vị này có nhiều điểm gây tranh cãi. Nhưng rốt cuộc, những tranh cãi đó không đi đến đâu.  tóm lại 1 điều, Luật Việt Nam có những cái khó để áp dụng vào thực tế

     

    secrets make a woman, woman!

     
    13217 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phunglan_ht vì bài viết hữu ích
    dinhngocdungst (06/12/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #231453   06/12/2012

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Chào em!

    Theo quy định của pháp luật hiện hành, thì em thấy có trường hợp nào/hay giải thích pháp luật nào có cụm từ "cháu nuôi" không hả em?

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #231473   06/12/2012

    khanghailaw
    khanghailaw
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2012
    Tổng số bài viết (229)
    Số điểm: 2147
    Cảm ơn: 229
    Được cảm ơn 91 lần


    không có gì khó hiểu hết bạn ạ, cháu nuôi vẩn được hưởng thừa kế thế vị, luật đã quy định rõ, không có tranh chấp, chỉ cần chứng minh người đó là con nuôi hợp pháp của con người chết là được

     

     
    Báo quản trị |  
  • #231475   06/12/2012

    phunglan_ht
    phunglan_ht

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2010
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 943
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 16 lần


    vấn đề là, có một số trường hợp kiện tụng trong thực tế, người ta không muốn cho người không cùng huyết thống thừa kế, nhưng theo luật vẫn được.  bạn đọc kĩ lại điều 676 và điều 677 xem, sẽ thấy có mâu thuẫn  trong trường hợp thừa kế thế vị

    Cập nhật bởi phunglan_ht ngày 06/12/2012 02:00:20 CH

    secrets make a woman, woman!

     
    Báo quản trị |  
  • #231561   06/12/2012

    thamtutu90vn
    thamtutu90vn

    Male
    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2012
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Chào bạn  !

    Trường hợp về thừa kế thế vị mà bạn thắc mắc theo ý kiến của cá nhân tôi thì cháu nuôi vẫn sẽ được hưởng thừa kế thế vị của Ông( người sinh ra bố), mặc dù theo ý kiến của bạn có nêu ra là trường hợp thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 676 không có nêu trường hợp nào là cháu nuôi, Điều 677 cũng không nêu rõ vấn đề này. Nhưng tại Điều 678 có quy định về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi,mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ có quy định:

    " Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được hưởng di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định Điều 676 và 677".

    Như vậy, có thể khẳng định một điều rằng cháu nuôi được thừa kế thế vị của ông ( cha đẻ của bố nuôi).

    Còn như bạn nói trong thực tiễn tòa không cho hưởng thừa kế, thì đó có thể do tòa án nhận định sai dẫn đến tuyên như vậy, hoặc cũng có thể trong vụ án đó có tình tiết nào đó dẫn đến tòa án tuyên như vậy. Nên không thể vì thấy thực tiễn có tòa nào đó tuyên mà nhận định rằng cháu nuôi không được hưởng di sản

    Chúc bạn thành công!

    Sống để trở thành một phần của pháp luật

     
    Báo quản trị |  
  • #231663   07/12/2012

    phunglan_ht
    phunglan_ht

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2010
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 943
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 16 lần


    Vậy là đã có 2 ý kiến trái chiều nhau. Như luật sư Nguyenvantong thì "Không có khái niệm "cháu nuôi" nên hẳn nhiên "cháu nuôi" không có để mà thừa kế thế vị." nhưng ý kiến của bạn thamtutu90 thì trái ngược hoàn toàn "có thể khẳng định một điều rằng cháu nuôi được thừa kế thế vị của ông". Xem ra vấn đề này không đơn giản chút nào. ~~

    secrets make a woman, woman!

     
    Báo quản trị |  
  • #601277   31/03/2023

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    thừa kế thế vị

    Cảm ơn bài viết của ban và quan điểm của mình đồng ý với ý kiến này thấy mọi người tranh cãi rồi tư duy tự nhiên có hứng, cũng đi đọc luật, cũng tìm hiểu, tự nhiên thấy được cái vấn đề thừa kế thế vị này có nhiều điểm gây tranh cãi thực ra pháp luật quy định nêu trên nhưng mọi người nên nhớ có cả thập ký người ở quê họ không áp dụng quy định luật này tất cả là nhường nhau, phân chia theo truyền thống không để pháp luật xen vào, còn ngày này như mọi người biết đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #601286   31/03/2023

    VovoQuynh
    VovoQuynh

    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:23/03/2023
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 580
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    thừa kế thế vị

    Cảm ơn câu hỏi và chia sẻ của bạn về vấn đề thừa kế thế vị, mình xin có đóng góp như sau:

    Theo Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế thế vị được quy định như sau:

    Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; 

    Trường hợp nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

    Như vậy, có thể hiểu thừa kế thế vị là việc người để lại di sản và con hoặc cháu (người được nhận di sản sau khi người để lại di sản chết) của người đó chết trước hoặc cùng lúc với người để lại di sản thì quyền thừa kế phần di sản đó sẽ được chuyển cho cháu hoặc chắt của người để lại di sản.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #601293   31/03/2023

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1358)
    Số điểm: 11337
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 200 lần


    thừa kế thế vị

    Căn cứ Điều 653, 652 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
     
    "Điều 652. Thừa kế thế vị
     
    Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
     
    Điều 653. Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ
     
    Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này." 
     
    => Quy định hiện nay đã nêu rõ hơn cho giai đoạn trước đó. Quy định nêu rõ là con nuôi sẽ được hưởng thừa kế thế vị. 
    Cập nhật bởi jellannm ngày 31/03/2023 06:40:58 CH
     
    Báo quản trị |