thừa kế thế vị

Chủ đề   RSS   
  • #166155 17/02/2012

    hocthanhtai123

    Chồi

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:19/01/2012
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 1270
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    thừa kế thế vị

    Em chào các Anh các Chị! cho hỏi là theo quy định của BLDS: 
     

    Ðiều 677. Thừa kế thế vị

    Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

     Vậy các anh chị cho em hỏi là Cháu ở đây thì cháu nuôi có được hưởng di sản không?

     
    6969 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #166159   17/02/2012

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Chào bạn!
     Cháu nuôi vẫn được hưởng di sản trong trường hợp trên.

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #166242   18/02/2012

    hocthanhtai123
    hocthanhtai123

    Chồi

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:19/01/2012
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 1270
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    Cảm ơn Anh nhé! nhưng anh cho em hỏi chút nữa là chúng ta thấy CON NUÔI thì chắc chắn có rồi và thủ tục xin làm con nuôi thì rất dễ dàng dúng không ạ, vì trong luật hon nhân và gia đình có 1 chương dành cho con nuôi. nhưng bây giờ muốn nhận một người làm CHAU NUOI phải làm như thế nào? vì trong luat Hon nhan và gia đing không co chương nào dành cho CHÁU NUÔI.
    Ví dụ 1: ông A muốn nhận cháu H làm cháu nuôi thì có được không và nếu được thì thủ tục như thế nào?
    ví dụ 2: ông A và bà B là vợ chồng sinh dc anh H.sau đó anh H kết hôn với chị T nhưng không có con và anh H và chị T đã nhận cháu M làm con nuôi. vậy M có phải là Chau nuôi của ong A bà B không? 
    Cảm ơn anh rất nhiều!
     
    Báo quản trị |  
  • #166288   18/02/2012

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Trong quan hệ pháp luật chưa thấy có khái niệm "cháu nuôi". Chỉ có khái niệm con nuôi trước kia được quy định trong luật hôn nhân và gia đình, nhưng từ 01/01/2011 đã được thay thế bằng luật nuôi con nuôi.

    Do vậy cháu nuôi ở bài trên có thể hiểu theo nghĩa thông thường là con của con nuôi, hoặc con nuôi của con đẻ.
     
    Báo quản trị |  
  • #166297   18/02/2012

    hocthanhtai123
    hocthanhtai123

    Chồi

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:19/01/2012
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 1270
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    Vậy nếu không có khái niệm cháu nuôi như Anh nói thì theo điều 

    Ðiều 676. Người thừa kế theo pháp luật 

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    Vậy theo điều 676 thì nhà làm luật đưa cháu ruột và để phân biệt với cháu gì hả Anh?

     
    Báo quản trị |  
  • #166301   18/02/2012

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Theo tôi nghĩ thì điều 676 đưa cháu ruột để phân biệt với cháu họ, là cháu gọi người chết là chú bác cô dì cậu mợ, hoặc các cháu bên vợ bên chồng, các cháu gọi bằng ông bà nhưng không phải ông bà nội ngoại.
     
    Báo quản trị |