Thừa kế thế vị

Chủ đề   RSS   
  • #109356 10/06/2011

    lythuyettinhbenvung
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (315)
    Số điểm: 3466
    Cảm ơn: 44
    Được cảm ơn 133 lần


    Thừa kế thế vị

    Tôi có trường hợp cần tư vấn giúp như sau:

    Ông A và bà B lập gia đình sinh ra được người con tên C (sinh năm 1992). Ông A và bà B ly hôn, trong đó ông A đã chuyển nhượng toàn bộ tài sản cho bà B. đến năm 2006 bà B chết, không để lại thừa kế. Sau khi bà B chết thì các đồng thừa kế không làm thủ tục phân chia di sản. đến năm 2009 cha và mẹ của bà B chết. Hiện nay, căn nhà trong diện giải tỏa cần làm thủ tục bồi thường. Vậy cho tôi hỏi:

    - Người nào có đủ tư cách pháp nhân để tôi có thể làm việc
    - Cha, mẹ của bà B đã chết, thì phần di sản đó có được thừa kế thế vị

    Nếu không phiền thì có thể dẫn chứng bằng các văn bản pháp luật tại điều mấy, khoản mấy cho tôi thì xin cảm ơn!

    Muốn làm anh hùng rạng núi sông

    Mộng tưởng đến nay vẫn không thành

    Thôi đành trở thành người khác biệt

    Một mình duy nhất một mình ta

     
    5774 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #109462   10/06/2011

    minhlawer29
    minhlawer29

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2011
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 475
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 12 lần


        +Ông A và bà B ly hôn=>A và B về mặt pháp lý không còn là vợ chồng
        +Năm 2006 B chết không để lại di chúc => phải chia thừa kế theo pháp luật.Theo Điều 676BLDS thì hàng thừa kế thứ nhất gồm : vợ, chồng, cha đẻ ,mẹ đẻ ,con đẻ,con nuôi của người chết.
     Vậy B chết thì cha,mẹ và con của B là C được quyền thừa kế.
        +Năm 2009  cha và mẹ của bà B chết.Theo khoản a điều 676BLDS thì B được quyền thừa kế nhưng B đã chết nên theo Đ677BLDS thừa kế thế vị:

    Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
      Vậy trong trường hợp này C được quyền thừa kế .



    học thầy không tày học bạn.

     
    Báo quản trị |