Thừa kế tài sản của người quá cố để lại

Chủ đề   RSS   
  • #85984 02/03/2011

    Forever_300184

    Sơ sinh

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:02/03/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thừa kế tài sản của người quá cố để lại

              Gia đình bà ngoại tôi có 6 người con, 4 con gái và 2 con trai. Trong đó có người con trai út  chưa lập gia đình , người con trai thứ đã có gia đình và có một con trai năm nay 28 tuổi và một con gái năm nay 30 tuổi. Do tuổi cao sức yếu ông ngoại tôi đã qua đời. 2 cậu tôi cũng qua đời do bệnh tật. Đến nay bà ngoại tôi cũng đã mất. 

            Trước khi bà ngoại tôi mất, bà ngoại tôi sống một mình và do dì thứ 2 của tôi la Nguyễn Thị B gửi tiền từ nước ngoài về để nuôi bà (dì B định cư ở nước ngoài). 2 cậu tôi tuy là con trai nhưng do hoàn cảnh tù tội nên cũng không nuôi được bà ngày nào. Bà ngoại tôi có một người cháu đích tôn là Nguyễn Văn A, do A con trẻ tuổi , lại chưa có công ăn việc làm nên ko thể đảm nhận việc trông nom bà. 

             Trước khi bà tôi mất gia đình tôi đã họp bàn và thống nhất để vợ chồng người dì thứ 3 của tôi là Nguyễn Thị C vào ở cùng để tiện chăm sóc bà khi đau ốm. Sau khi bà ngoại tôi mất việc hương khói , ma chay cho bà là do dì C đảm nhận. 

            Sau khi bà tôi mất, gia đình đã họp bàn và thống nhất, việc thờ cúng gia tiên là do cháu đích tôn của bà tôi là Nguyễn Văn A đảm nhận. Còn căn nhà của bà tôi sẽ được bán đi và chia làm 3 phần, cháu A một phần, dì C một phần, phần còn lại chia đôi cho 2 người con gái còn lại là con gái cả và con gái út. 

            Sau khi bà tôi mất được 100 ngày thì gia đình có xảy ra xung đột , Mẹ của A và A đòi chia lại tài sản , vì A nói rằng trước đây bà có hứa cho A một mảnh đất (xin nói thêm là bà tôi trước khi mất do tuổi già nên ko còn minh mẫn) và A muốn đòi lại phần đất đó (ko nói  rõ là phần đất nào vì bà chỉ nói là cho chứ ko nói rõ là cho bao nhiêu hay chỗ nào). Cuộc tranh luận ko có kết quả.
     
            Vài ngày sau mẹ con A lại đến và đòi giữ lại căn nhà của bà tôi để làm Từ đường (vì A hiện tại đang thờ gia tiên bên bà ngoại tôi) và đưa cho dì C số tiền là 100 triệu VND để coi như công chăm sóc bà khi ốm đau cũng như nuôi bà khi bà còn sống (dì B ở nước ngoài nên giao toàn quyền cũng như toàn bộ công lao lại cho dì C). 

            Sau khi ko thể phân giải được chuyện gia đình, gia đình tôi có ý định nhờ toà can thiệp với ý định sẽ chia căn nhà của bà tôi làm 5 phần, 4 người con gái và cháu đích tôn mỗi người một phần. Vậy xin hỏi các Luật sư:
        1: Việc gia đình tôi quyết định chia căn nhà ra làm 5 phần có đúng không?

        2: Việc mẹ con Nguyễn Văn A đòi phần đất có đúng không? Nếu gia đình tôi đồng ý cho Nguyễn Văn A phần đất đai nhà cửa của bà tôi để làm từ đường , rồi sau đó A lại bán nhà và đất đó đi thì có đúng không?

        3: Nếu theo pháp luật hiện hành , thì việc của gia đình tôi sẽ được giải quyết như thế nào là hợp lý và đúng pháp luật.
           Xin các luật sư tư vấn giùm tôi. Chân thành cảm ơn.

                                                                                                                                                                                                                          QN ngày 01/03/2011
     
    4549 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #86847   07/03/2011

    HoNguyenTruong70
    HoNguyenTruong70
    Top 10
    Male
    Trung cấp

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2010
    Tổng số bài viết (4452)
    Số điểm: 25150
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1343 lần


    Trường hợp này theo Bộ luật dân sự quy định Di sản thừa kế không có di chúc sẽ được chia theo luật.

    Các hàng thừa kế được quy định như sau:

    Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.


    Phân chia di sản thừa kế theo hàng thừa kế như sau:

    1/Hàng thừa kế thứ nhất gồm 6 người con của ông bà ngoại: 4 dì và 2 cậu

    2/ Hàng thừa kế thứ hai : 2 người cháu của cậu

    Vì 2 cậu mất sau khi ông mất nên 2 cậu phát sinh quyền thừa kế của ông ngoại và mổi người được hường 1/6 phần thừa kế của ông ngoại để lại ( 1/2 căn nhà và đất ).

    Bà ngoại mất sau khi 2 cậu mất do đó phát sinh Thừa kế thế vị cho 2 cháu con ông cậu


    Sau khi bà ngoại mất Di sản của ông bà thừa kế được chia như sau:

    - Mỗi cậu và dì được hưởng 1/12 di sản thừa kế phần ông ngoại mất để lại

    - 04 dì mỗi dì được hưởng 1/12 di sản thừa kế, 2 cháu con ông cậu thứ hai được hưởng thừa kế thế vị thay cha mỗi cháu được 1/2 của 1/12 phần thừa kế di sản do bà ngoại mất để lại, 1/12 của ông cậu út mất không có thừa kế thế vị sẽ được chia đều cho 4 người dì và 1 cậu còn lại ( cậu này cũng đã mất thì 2 cháu thừa kế thế vị hưởng tiếp phần này).


    3/ Việc cháu A là cháu đích tôn có quyền hưởng phần nhà đất như đã mô tả là để thờ cúng ông bà thì phải có Di chúc của ông bà nói rõ thì mới có giá trị pháp lý.
    Còn ở đây chỉ nói miệng và thuật lại không có ai làm chứng nên không có giá trị định đoạt. Vậy vẫn căn cứ theo pháp luật để chia như đã nói ở trên.


    4/ Các đồng thừa kế có quyền khởi kiện ra Tòa án nơi có di sản thừa kế tọa lạc để yêu cầu Tòa phân chia thừa kế theo luật quy định.

    5/ Thời hiệu khởi kiện là 10 năm kể từ khi phát sinh quyền thừa kế.



    Chúc bạn giải quyết việc thừa kế ổn thỏa và đúng luật.

    LS Nguyễn Trường Hồ

    Nguyễn Trường Hồ

     
    Báo quản trị |  
  • #87094   08/03/2011

    lj3gjrl
    lj3gjrl

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/02/2011
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Tóm lại: do ko có di chúc nên chia theo pl. 
    1. Mỗi người con của ông bà bạn sẽ đc hưởng ngang bằng nhau 1/6 di sản.
    2. Việc mẹ con A đòi nhà là nhà thờ nếu ko có di chúc là vô căn cứ => ko đc.
    3. Các bên có thể thương lượng lập văn bản phân chia di sản.

    nguyenhuongmanh@gmail.com

    sdt: 0986.739.919.

    Văn phòn luật sư Đức Tín. 73-nguyễn lương Bằng-Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #87220   09/03/2011

    HoNguyenTruong70
    HoNguyenTruong70
    Top 10
    Male
    Trung cấp

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2010
    Tổng số bài viết (4452)
    Số điểm: 25150
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1343 lần


    Đúng như vậy, bạn có thể họp các cậu dì để cùng khai nhận di sản thừa kế chia theo luật, nếu các bên không thống nhất cách phân chia thì có quyền khởi kiện ra tòa để yêu cầu phân xử.

    Chào bạn,

    LS Nguyễn Trường Hồ

    Nguyễn Trường Hồ

     
    Báo quản trị |  
  • #87236   09/03/2011

    khuongminhtran
    khuongminhtran

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2011
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Theo tôi thì trường hợp nêu trên được giải quyết như sau:
    1/ Việc gia đình tôi quyết định chia căn nhà ra làm 5 phần có đúng không?
    Câu trả lời là không đúng. Vì: Ông, bà Ngoại của bạn chết không để lại di chúc nên di sản thừa kế của ông, bà ngoại của bạn sẽ được phân chia theo pháp luật, căn cứ điều 676 bộ luật dân sự năm 2005:

    #0000ff; letter-spacing: -0.1pt;">

    "Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

    thừa kế thế vị:

    Ông Ngoại bạn chết trước bà ngoại và không để lại di chúc nên di sản thừa kế của ông Ngoại bạn là 1/2 căn nhà sẽ được chia thành 7 phần bằng nhau cho 7 người bao gồm bà Ngoại bạn và 06 người con của ông bà Ngoại của bạn. Vì thời điểm ông Ngoại của bạn chết gia đình không khai nhận di sản thừa kế nên khi bà Ngoại bạn chết thì sẽ chia toàn bộ di sản thừa kế của ông, bà ngoại bạn là căn nhà: 

    - Bốn người con gái, mỗi người được: 1/7 giá trị 1/2 căn nhà (phần thừa kế của ông ngoại) + 1/6 di sản của bà ngoại (gồm 1/2 căn nhà và 1/7 căn nhà thừa kế của chồng) + 1/5 giá trị phần thừa kế của người cậu út.
    - Phần di sản của cậu út: 1/7 giá trị của 1/2 căn nhà (phần thừa kế của ông ngoại) + 1/6 di sản của bà ngoại (gồm 1/2 căn nhà và 1/7 căn nhà thừa kế của chồng). Vì cậu út không có vợ, con và chết trước bà ngoại, chết trước cậu thứ nên toàn bộ phần tài sản thừa kế được hưởng từ ông, bà Ngoại sẽ được chia đều cho 4 Dì và Cậu thứ.
    - Hai người con của Cậu thứ mỗi người được hưởng thừa kế thế vị từ người cha là 1/2 giá trị phần tài sản gồm: 1/7 giá trị 1/2 căn nhà (phần thừa kế của ông ngoại) + 1/6 di sản của bà ngoại (gồm 1/2 căn nhà và 1/7 căn nhà thừa kế của chồng) + 1/5 giá trị phần thừa kế của người cậu út.


    2/ Việc mẹ con Nguyễn Văn A đòi phần đất có đúng không? Nếu gia đình tôi đồng ý cho Nguyễn Văn A phần đất đai nhà cửa của bà tôi để làm từ đường , rồi sau đó A lại bán nhà và đất đó đi thì có đúng không?
    #ff0000;">câu trả lời là không. Vì không có cơ sở pháp lý để giải quyết.

          Tôi là thành viên mới tham gia trong đại gia đình Dân Luật, kiến thức còn rất hạn chế nhưng cũng cố gắng tham gia để mong được các đàn anh, đàn chị chỉ dạy những điều thiếu sót của bản thân tôi. 
          Xin đa tạ

     
    Báo quản trị |  
  • #88897   17/03/2011

    hoadainhan1
    hoadainhan1
    Top 150
    Lớp 2

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2011
    Tổng số bài viết (586)
    Số điểm: 3773
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 190 lần


        Chào forever,

        Tôi vừa tham khảo nội dung bạn hỏi, Bạn hỏi mà cứ đưa ra những nội dung quá chung chung. Bạn phải trình bày rõ ràng, cụ thể: ông bà ngoại bạn chết năm nào, và sinh ra bao nhiêu người con, tên là gì ? những người con này sinh ra bao nhiêu người cháu, tên là gì ? Còn ông A là ai ? mẹ ông A là ai ? có quan hệ gì với ông ngoại bà ngoại bạn hay không ? việc thỏa thuận để nhà cho ông A ở thờ cúng có những ai ký tên hoặc đồng ý ? .... Nói chung bạn phải trình bày thật cụ thể rõ ràng.

        Nhưng ở đây, Bạn đưa ra câu hỏi mà quá chung chung, thành ra không thể hiểu hết vấn đề bạn muốn hỏi thì làm sao mà tư vấn cho chính xác được. Lần sau có hỏi thì bạn đưa cụ thể nha.

        Thân ái.

    Luật sư Nguyễn Hòa, thuộc Văn phòng luật sư NGUYỄN HÒA. ĐT 0903376602

    Địa chỉ: 276 đường Lê Duẩn, Phường Đập Đá, Thị xã An Nhơn, T. Bình Định

    Điện thoại : 0903376602

    Email: luatsuhoa@yahoo.com.vn

    Luật sư sẽ sẵn sàng trực tiếp nhận hồ sơ vụ việc để trợ giúp pháp lý trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.

    Hân hạnh được phục vụ hài lòng quý khách.

     
    Báo quản trị |