Thừa kế tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #546263 17/05/2020

    Chishairlee

    Male
    Sơ sinh

    Bến Tre, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Thừa kế tài sản

    Cha mẹ tôi có 8 người con, 3 trai, 5 gái. Cha mẹ tôi có 100000 m2 đất( ruộng vườn) và 500000000 trong ngân hàng. Cha mẹ tôi có chia cho các anh chị em tôi mỗi người 6000m2. Tôi là con út ở chung với cha mẹ. Cha tôi có nói chia cho rồi phần còn lại ai nuôi cha mẹ sẽ hưởng. Nay cha tôi mất không để lại di chúc. Vậy tôi cần phải làm những thủ tục gì để hưởng quyền thừa kế 5000000000 và phần đất còn lại. 

     
    8437 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Chishairlee vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/05/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #546273   17/05/2020

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp thì trước khi bố mẹ bạn chết thì có để lại di chúc miệng dặn dò chia phần tài sản chưa chia cho bạn.

    Theo quy định của pháp luật tại Điều 629 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:

    “Điều 629. Di chúc miệng

    1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

    2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.”

    Tuy nhiên di chúc được coi là hợp pháp được quy định tại Khoản 5 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

    "Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”

    Như vậy sau khi bố mẹ bạn để lại di chúc bằng miệng thì những người làm chứng phải ghi chép lại và cùng nhau ký tên. Trong thời hạn năm ngày bố mẹ bạn để lại di chúc bằng miệng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

    Trường hợp di chúc bố mẹ bạn để lại không hợp pháp theo quy định của pháp luật, trường hợp này thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì:

    “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”

    Như vậy, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ bao gồm tất cả các anh chị em ruột của bạn và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất khác (nếu có). Mỗi người sẽ được hưởng một phần bằng nhau. Tại Điều 57 Luật công chứng năm 2014 quy định về công chứng văn bảnkhai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản:

    “1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

    Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

    2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu côngchứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó….”

    Như vậy nếu văn bản khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế phải được thực hiện thủ tục công chứng hợp pháp và có nội dung như bạn cung cấp thì mới đúng pháp luật. Theo quy định tại Điều 620 Bộ luật dân sự năm 2015, việc từ chối nhận di sản được quy định như sau:

    “1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

    2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

    3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.”

    Như vậy, nếu bạn và anh chị em của bạn có thể lập văn bản từ chối nhận di sản thừa kế như  khoản 2 Điều 620 Bộ Luật Dân sự 2015(nếu di chúc miệng không hợp pháp) để nhường quyền thừa kế cho bạn thì mọi giấy tờ về nhà đất đều đứng tên chỉ riêng bạn và bạn có quyền lĩnh số tiền mà bạn đã nêu.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/05/2020)
  • #549693   22/06/2020

    ledinhthien
    ledinhthien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2020
    Tổng số bài viết (191)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 6 lần


    Theo như dữ liệu bạn trình bày ở trên thì không có khả năng đưa ra căn cứ để xác định đây là di chúc miệng hay lời ba mẹ bạn là một loại hợp đồng hứa thưởng, tặng cho có điều kiện vì lời nói của ba mẹ bạn khá mơ hồ, không cụ thể và không được lập thành văn bản cũng như khó có người đứng ra chứng minh về lời nói của ba mẹ bạn là có thật.

    Nên bây giờ nếu ba bạn mất mà không để lại di chúc ( bạn không nêu rõ mẹ bạn còn sống hay đã mất cũng như số di sản đó là tài riêng của ba bạn hay là tài sản chung của cả ba mẹ bạn). Mình sẽ xét trường hợp đây là di sản mà ba, mẹ bạn để lại và không có di chúc thì phần đất còn lại và 5.000.000.000 sẽ được chia theo trường hợp thừa kế theo pháp luật.

    Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì bạn và anh chị em của bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết” và theo quy định tại khoản 2 điều này thì “Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”. Như vậy số di sản sẽ được chia làm 8 phần bằng nhau cho mỗi người con của ba mẹ bạn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #552201   19/07/2020

    thanhtuyennttn
    thanhtuyennttn

    Sơ sinh

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2020
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Bỏ con nuôi cháu

    Cha tôi và mẹ tôi làm nhà trên đất của ông bà nội để lại, mẹ tôi chết có để lại di nguyện muốn tôi thừa hưởng căn nhà, nhưng cha tôi lại có ý định và muốn lập di chúc sang tên cho chị dâu và cháu ruột. Vậy cho tôi hỏi những người dô có được hưởng quyền thừa kế tài sản gia đình tôi hay không? Nếu không thì tôi có được quyền hưởng toàn bộ tài sản đó hay không? Mong các luật sư giải thích giùm tôi.

    Chân thành cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtuyennttn vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/07/2020)
  • #552409   22/07/2020

    son1971
    son1971

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2015
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    Chào bạn. Pháp luật dân sự hiện hành quy định những người được chỉ định trong nội dung di chúc có quyền được hưởng di sản từ người lập di chúc. Nếu bạn không được người lập di chúc chỉ định trong nội dung di chúc thì bạn không có quyền được hưởng thừa kế theo di chúc. Luật sư Bùi Sơn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn son1971 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/07/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.