Thừa kế doanh nghiệp tư nhân

Chủ đề   RSS   
  • #76902 03/01/2011

    nguyenhuuhuynh

    Mầm

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2010
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 590
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Thừa kế doanh nghiệp tư nhân

    Xin chào luật sư,

    Một người 17 tuổi là con trai duy nhất trong gia đình, có cha đang quản lý một  doanh nghiệp tư nhân. 

    Vậy trường hợp cha chết, thì việc người con trai duy nhất đó có thay thế người cha và tiêp tục quản lý doanh nghiệp tư nhân đó không? Trường hợp, người đó đã 18 tuổi thì có đương nhiên trở thành chủ doanh nghiệp đó không? Văn bản pháp luật nào hướng dẫn? 

    Chân thành cảm ơn luật sư!
     
    32814 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #77107   04/01/2011

    prohauloc
    prohauloc

    Male


    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2010
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 1691
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 3 lần


    mình có ý  kiến sau.
    trường hợp cha chết thì t chia buồn với bạn đó.
    người con chưa thành niên( chưa đủ 18 tuổi) không được phép thành lập quản lý doanh nghiệp thoe điểm đ khoản 2 điều 13 Luật doanh nghiệp.

    Điều 13. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp

    1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    2. Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

    a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

    b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

    c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;

    d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

    đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

    e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;

    g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

    3. Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

    4. Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này:

    a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

    b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức
     



    trường hợp đủ 18 tuổi thì đương nhiên có quyền tiếp quản doanh nghiệp.

    thân@

    ¶æŽ ►™Qµâ∩™◄

    tôi tư duy và tôi tồn tại.

     
    Báo quản trị |  
  • #77264   05/01/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào các bạn!

    1/ Người chưa đủ 18 tuổi thì không được phép như
    #0072bc;">prohauloc đã trả lời.

    2/ Trường hợp người con đã đủ 18 tuổi thì cũng không đương nhiên trở thành chủ doanh nghiệp được. Bởi các lý do sau:

    Theo khoản 1 điều 141 Luật doanh nghiệp quy định: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”. Như vậy, mỗi doanh nghiệp tư nhân sẽ do một cá nhân làm chủ và cá nhân đó sẽ tự chịu trách nhiệm đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng tất cả tài sản của mình. Bản thân doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân gắn liền với quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân. Theo khoản 4 Điều 143 Luật doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân cũng chính là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân. Vì thế, khi chủ doanh nghiệp chết đi, hoạt động của doanh nghiệp tư nhân sẽ bị chấm dứt. Những nghĩa vụ tài sản và các khoản nợ mà doanh nghiệp chưa thực hiện sẽ được đảm bảo bằng tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân.

    Theo qui định tại điều 636 BLDS thì: “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”.

    Và tại khoản 1, điều 627 BLDS qui định: “Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

    Do vậy, khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết đi thì tài sản của doanh nghiệp tư nhân đó trở thành một phần di sản mà người chủ doanh nghiệp để lại (chứ không phải chính doanh nghiệp đó là di sản).

    Trường hợp, những người thừa kế của chủ doanh nghiệp muốn tiếp tục duy trì hoạt động của doanh nghiệp tư nhân đó, thì phải tiến hành đăng ký lại doanh nghiệp theo quy định tại điều 44 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.

    Điều 44. Đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp chết, mất tích

    Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bán, tặng cho doanh nghiệp hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân chết, mất tích thì người mua, người được tặng cho, người được thừa kế phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân. Hồ sơ đăng ký thay đổi bao gồm:

    1. Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân có chữ ký của người bán, người tặng cho và người mua, người được tặng cho doanh nghiệp tư nhân đối với trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp tư nhân; chữ ký của người được thừa kế đối với trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết, mất tích.

    2. Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định này của người mua, người được tặng cho doanh nghiệp tư nhân, người thừa kế.

    3. Hợp đồng mua bán, hợp đồng tặng cho doanh nghiệp và các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng, tặng cho đối với trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp tư nhân; Giấy chứng tử, Tuyên bố mất tích của Tòa án đối với chủ doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết, mất tích, văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người được thừa kế.

    Khi nhận được hồ sơ đăng ký thay đổi của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân.

    Thân!

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 05/01/2011 02:43:07 PM

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    nhannguyen20294 (09/12/2013)
  • #159282   05/01/2012

    luuthu_92
    luuthu_92

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chào luật sư!
    ngày 10/6/2010 ông An là chủ DNTN An Phúc chết nhưng không để lại di chúc. ông An có vợ và 2 người con 14 và 17 tuổi. hai tuần sau, đại diện CTTNHH X đến yêu cầu bà Mai vợ ông An thực hiện hợp đồng mà chồng bà đã ký trước đây. đại diện công ty X yêu cầu rằng nếu không thực hiện hợp đồng thì bà Mại phải trả lại số tiền mà cty đã ứng trước đây là 50 triệu đồng và lãi 3%/tháng cho cty X, bà Mai không đồng ý.
    a. bà Mai có trở thành chủ DNTN An Phúc thay cho chồng bà hay không? vì sao?
    b. bà Mai sau đó đề nghị bán lại một phần doanh nghiệp mà chông bà là chủ sở hữu cho CTTNHH X để khấn trừ nợ. bà Mai có thực hiện được việc này hay không? nếu được thì bà Mai và CTTNHH X phải thực hiện những thủ tục gì? vì sao?
    chân thành cảm ơn luật sư!
     
    Báo quản trị |