Chào dinhhainhat!
Tôi chẳng hiểu bạn đang nói gì. Sao lại có chuyện giám hộ đương nhiên ở đây. BLDS quy định:
Điều 58. Giám hộ
1. Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ).
2. Người được giám hộ bao gồm:
a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu;
b) Người mất năng lực hành vi dân sự.
3. Người chưa đủ mười lăm tuổi được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và người được quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải có người giám hộ.
Điều 61. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như sau:
1. Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ;
2. Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.
Như vậy, chỉ có những người được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 58 BLDS thì việc giám hộ mới đượkc đặt ra. Đằng này người ta đang còn mẹ ở đó, tại sao lại phải có người giam hộ.
Trong trường hợp con chưa thành niên, thì cha mẹ là người đại diện theo pháp luật chứ không phải là người giám hộ.
Và nữa, bạn viết: "Có nhiều ý kiến trái chiều về cùng một vụ việc là rất nhiều đặc biệt trong đất đai. Điều này không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Có thế mới có đất dụng võ cho các luật sư.
Nói vậy không có nghĩa là cái nào cũng đúng sao? vậy luật kiểu gì? Thưa bạn là Luật là một hành lang pháp lý. Chúng ta đi đúng trong hành lang này là yên tâm. Chúng ta được làm các việc mà pháp luật không cấm. Thứ nữa là phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam. Chính vì vậy người áp dụng căn cứ làm sao để đúng để trúng là cả một vấn đề về kỹ năng".
Nếu tôi và bạn, hay bạn và một đồng nghiệp nào đó trao đổi với nhau những vấn đề như bạn nêu là lẽ thường tình. Còn với một người ít am hiểu về pháp luật (tôi nghĩ là như vậy, vì có vậy thì maianh_11 mới phải lên diễn đàn để hỏi), đang rối bời chưa biết phải giải quyết việc của mình thế nào mà bạn tư vấn như thế thì không nên chút nào.
Trân trọng!
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!