thừa kế đất đai

Chủ đề   RSS   
  • #329664 23/06/2014

    hongni1106

    Sơ sinh

    Cà Mau, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    thừa kế đất đai

    em chào Luật sư!

    em năm nay 25 tuổi, hiện nhà e có một mảnh đất đứng tên Bà Nội của e, khi bà nội qua đời không bao lâu sau ông nội e cũng qua đời và kế tiếp là cha e cũng bệnh qua đời, e sống và lớn lên cùng ông bà nội và cha mẹ từ nhỏ, mấy cô e thì điều có gia đình riêng và ổn định cuộc sống, em thì đi làm xa nhà ở nhà mẹ e sống một mình, giờ e muốn làm lại giấy tờ đất vì đất đó khi còn sống cha e nói là sẻ cho e! nhưng cha e chưa kịp làm giấy tờ thì đã mất,  luật sư cho e hỏi nếu e muốn làm lại giấy tờ đất mang tên e thì có được không va có cần phải có sự đồng ý từ mấy cô của e không? và em phải làm như thế nào? xin luật sư tư vấn giúp e, e chân thành cảm ơn luật sư!

     
    4326 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #329828   24/06/2014

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Chào hongni1106!

    Trước hết với những thông tin em cung cấp thì còn chưa được chi tiết, nên Luật sư tư vấn cho em như sau:

    Về nguồn gốc thửa đất là của ông, bà nội em vậy ông bà nội em đã chuyển giao quyền sử dụng đất sang cho cha em chưa?

    Trường hợp ông bà nội em chưa chuyển giao quyền sử dụng thửa đất đó sang cho cha em thì sẽ phải thực hiện việc phân chia di sản thừa kế của ông bà nội em để xác định phần đất mà cha em sẽ được hưởng nếu còn sống. Do cha em đã mất nên em sẽ là người được hưởng phần di sản này theo quy định về trường hợp thừa kế thế vị (Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005).

    Khi thực hiện việc phân chia di sản này thì các bác, cô, chú của em cũng là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông bà nội bạn nên cũng được hưởng di sản của ông, bà nội em.

    Trường hợp này nếu em muốn được đứng tên trên toàn bộ thửa đất thì bắt buộc phải có sự đồng ý của các cô, chú của em.

    Trường hợp ông bà nội em đã chuyển giao quyền sử dụng thửa đất đó sang cho cha em thì việc của em và mẹ em lúc này là đi khai nhận di sản thừa kế, sau đó nếu mẹ em đồng ý để mình em đứng tên thì trong văn bản khai nhận thừa kế hai mẹ con thống nhất luôn. Đối với trường hợp này thì em không cần sự đồng ý của các cô, chú nữa.

    Sau khi có văn bản khai nhận thừa kế thì em đăng ký quyền sử dụng đất được thừa kế với tên của em.

    Chúc em mạnh khỏe và sớm giải quyết được công việc của mình.

     

    Luật sư: DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG - TƯ VẤN LUẬT GỌI 1900 6280

    Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

    Email: Lsduongmai@gmail.com - http://www.luatbachduong.vn

    Lĩnh vực hoạt động:

    1. Tư vấn pháp luật http://luatbachduong.vn/luat-su-tu-van

    2. Luật sư giải quyết các vụ án hình sự, tranh chấp: dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, thừa kế di chúc,Ly hôn... http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-tham-gia-to-tung

    3. Luật sư đại diện ngoài tố tụng http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-dai-dien-ngoai-to-tung

    4. Dịch vụ pháp lý khác - http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/cac-dich-vu-phap-ly-khac

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LuatSuDuongVanMai vì bài viết hữu ích
    Courvoisier (24/06/2014)
  • #329853   24/06/2014

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:

    1. Về quyền hưởng di sản thừa kế:

    Như bạn trình bày, nhà đất đứng tên bà nội của bạn, vì ông bạn cũng đã mất (sau bà) nên việc xác định đó là tài sản chung của ông bà bạn hay tài sản riêng của bạn không còn cần thiết nữa. Lúc sinh thời ông bà bạn chưa làm thủ tục sang tên cho cha bạn và khi mất đi, ông bà bạn cũng không để lại di chúc xác định bạn được hưởng nên tài sản này được coi là di sản thừa kế trong trường hợp không có di chúc. Theo quy định của pháp luật về thừa kế, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông bà bạn gồm: cha mẹ (nếu còn sống) và các con của ông bà bạn sẽ được hưởng kỷ phần thừa kế như nhau. Do cha bạn đã mất nên mẹ và các con của cha bạn có quyền được hưởng thay cha bạn phần được thừa kế này.

    Bạn có thể trao đổi với các con của ông bà bạn và mẹ cùng các anh chị em của mình để thống nhất về phương án phân chia nhà đất nói trên.

    2. Về thủ tục khai nhận di sản thừa kế:

    Bạn cần chuẩn bại các tài liệu sau:

    - Giấy tờ nhà đất;

    - Giấy chứng tử của bà và ông bạn;

    - Giầy tờ tùy thân của những thừa kế (Chứng minh nhân dân/hộ khẩu/giấy khai sinh; đăng ký kết hôn của bố mẹ bạn/chứng tử của bố bạn; chứng tử của các cụ (là bố mẹ của ông bà bạn) nếu các cụ đã mất và các giấy tờ chứng minh mối quan hệ cha mẹ con của những người này với ông bà của bạn).

    Hồ sơ được nộp tai Phòng công chứng, sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của ông bà bạn; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của ông bà bạn.

    Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng sẽ chứng nhận văn bản thừa kế. Các đồng thừa kế có thể lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Điều 49 Luật Công chứng) hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế (Điều 50 Luật Công chứng). Sau khi công chứng văn bản thừa kế, người được hưởng di sản thực hiện thủ tục đăng ký quyền tài sản tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn và gia đình sức khỏe, bình an.

    Trân trọng./.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn daolienluatsu vì bài viết hữu ích
    Courvoisier (24/06/2014)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư. DƯƠNG VĂN MAI - Email: Lsduongmai@gmail.com

CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG, ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - http://www.luatbachduong.vn

Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Tổng đài tư vấn: 19006281