Thừa Kế

Chủ đề   RSS   
  • #358623 24/11/2014

    diemdin

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2014
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Thừa Kế

    Ông A và Bà B kết hôn năm 1975, cùng thường trú tại tỉnh Lâm Đồng sau khi kết hôn, A và B được cha mẹ cho một mảnh đất có diện tích 500m2, năm 1990 A và B mua thêm 10.000m2 đất trồng cafe.

    Năm 1995, A đăng ký đi lao động tại LB Nga và từ đó đến nay không liên lạc về gia đình.

    Năm 2000 B ở nhà mua thêm một mảnh đất có diện tích 2.000m2.

    Năm 2004, thực hiện luật đất đai năm 2003, nhà nước yêu cầu đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho nhân dân. Do vậy, B đã thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất và năm 2004 được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận QSD đất mang tên A đối với các mảnh đất 500m2, 10.000m2 và 2000m2.

    Thời gian chung sống tại Việt Nam A và B sinh được 3 người con là X sinh năm 1978, Y sinh năm 1982 và Z sinh năm 1986.

    Hiện tại, cha mẹ của A là A1 và A2 vẫn đang còn sống với con ngoài Hà Nội.

    Năm 2010, vì đau ốm nên sức khỏe có phần suy yếu, do vậy năm 2012 B đã lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Theo nội dung của Di chúc: X được hưởng mảnh đất 500m2 và 5.000m2 đang trồng cafe, B được hưởng 5.000m2 đang trồng cafe và Z được hưởng mảnh đất 2.000m2

    Anh chị hãy nhận xét về việc định đoạt tài sản trong di chúc của bà B.

    Hãy nêu hướng bảo vệ quyền lợi cho A1 và A2?

    Thưa luật sư trong trường hợp này em nên giải quyết ra sao ạ.

    Cám ơn luật sư.

     

     
    3694 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #358629   24/11/2014

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 338 lần


    Chào bạn

    Trường hợp của bạn tôi tư vấn như sau:

    Thứ nhất: Về định đoạt di chúc

    Việc B lập di chúc định đoạt tài sản cho X, B, Z thì di chúc không có giá trị hay nói cách khác khi xảy ra tranh chấp tòa sẽ tuyên vô hiệu bởi lẽ các lý do sau:

     Theo quy định tại điều 197 của Bộ luật Dân sự quy định: “Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản”. Như vậy, về mặt pháp lý thì chủ sở hữu tài sản có toàn quyền để lại di chúc của mình cho người khác mà không cần có sự đồng ý hay thỏa thuận bằng văn bản của người khác bởi vì di chúc là văn bản thể hiện ý chí của một người muốn chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi mình chết. Như vậy, lập di chúc để lại thừa kế là một trong những quyền định đoạt của chủ sở hữu tài sản.

             Tuy nhiên trường hợp do tài sản là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng và một trong hai người chỉ là một đồng chủ sỡ hữu nên việc định đoạt (lập di chúc) phải tuân theo qui định của Pháp luật tại khoản 2 điều 223 BLDS: "Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật." Tóm lại, khoản 2 điều 223 BLDS không cho phép vợ hoặc chồng được đơn phương lập di chúc liên quan tới tài sản chung hợp nhất của hai người mà bắt buộc người vợ hoặc người chồng muốn lập di chúc phải có sự thỏa thuận của người còn lại. Nội dung thỏa thuận chắc chắn là phải xác định phần của mỗi người trong khối tài sản chung hợp nhất để từng người thực hiện quyền định đoạt (lập di chúc) đối với tài sản của mình. Việc thỏa thuận này phải thực hiện theo trình tự, thủ tục lập Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung.

    Thứ hai: Về hướng giải quyết

    Khởi kiện ra tòa án ra thẩm quyền yêu cầu tòa án tuyên vô hiệu.

    Trên đây là một vài quan điểm về trường hợp của bạn dựa vào những thông tin ban đầu mà bạn cung cấp 

    Trân trọng!

    Cập nhật bởi Anlhk33-DLU ngày 24/11/2014 09:15:31 CH

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Anlhk33-DLU vì bài viết hữu ích
    diemdin (24/11/2014) lequanghung744@gmail.com (25/04/2021)
  • #359438   27/11/2014

    diemdin
    diemdin

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2014
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Tình Huống Chia Tài Sản

    Năm 1987, ông A và bà B kết hôn. Hai ông bà có 2 người con , C sinh năm 1989 và D sinh năm 1999. C lấy vờ là E và có 2 người con là F và G. Năm 2013, ông A lập toàn bộ di chúc mà không cho ai biết định đoạt tài sản cho người con út là D, đồng thời truất quyền thừa kế của bà B. Giả sử tài sản chung của ông A và bà B là 1 tỷ và khi bố mẹ của ông a mất để lại cho ông một mảnh đất trị giá 1,6 tỷ.

    a, Khi nào di chúc của ông A được coi là hợp pháp?

    b, Xác định di sản của ông A?

    c, Giả sử di chúc của ông A là hợp pháp, hãy chia thừa kế khi ông A chết?

    d, Giả sử khi ông A hấp hối thì D vì vội về gặp cha nên gặp tai nạn và chết. Hãy chia thừa kế khi ông A chết?

     

     
    Báo quản trị |