Để thành lập một trang trại, ngoài các bước cơ bản cần thiết như: tìm hiểu nhu cầu của thị trường, huy động nguồn vốn, xác định mô hình kinh doanh,… Tuy nhiên, việc cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại còn chưa thông thoáng; thủ tục còn rườm rà, khó khăn.
Chăn nuôi trang trại là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt dành cho sản xuất, kinh doanh chăn nuôi (theo quy định tại Khoản 9 Điều 2 Luật chăn nuôi 2018)
Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ.
Điều 21 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định chi tiết về quy mô chăn nuôi.
1. Điều kiện để xin giấy phép kinh doanh trang trại
Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt: Có diện tích tối thiểu 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long và 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại. Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên;
Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.”
2. Điều kiện chăn nuôi trang trại
Về vị trí xây dựng trang trại, chủ sở hữu cần lựa chọn vị trí phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, vùng nơi mà mình muốn xây dựng trang trại.
Trang trại cần đảm bảo lượng nước cung cấp và dự trữ cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải cũng như các hoạt động khác
Xây dựng các biện pháp, phương án nhằm bảo vệ môi trường như phương án xử lsy chất thải chăn nuôi, phương pháo cải thiện môi trường như trồng cây xanh,…
Xây dựng hệ thống chuồng trại, trang thiết bị phù hợp.
Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi.
3. Chuẩn bị hồ sơ
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại;
Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
4. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh trang trại
Bước 1: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trang trại sản xuất. Đối với cơ sở sản xuất nằm trên địa bàn nhiều xã thì cá nhân, hộ gia đình tự quyết trong việc lựa chọn Ủy ban nhân dân cấp xã nào nộp hồ sơ cho thuận tiện nhất. Trường hợp cấp đổi, chủ trang trại nộp hồ sơ tới Ủy ban nhân dân cấp xã
Bước 2: Xử lý hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, xác nhận Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại và chuyển hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 3: Cấp giấy chứng nhận. Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại trong thời hạn 3 ngày làm việc nếu đáp ứng đủ điều kiện.