thủ tục tòa tuyên chết

Chủ đề   RSS   
  • #275828 17/07/2013

    bebap123

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 610
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1 lần


    thủ tục tòa tuyên chết

    Cho em hỏi, nếu muốn nhờ tòa án tuyên chết một người đã mất tích 15 năm thì thủ tục cụ thể bao gồm những gì và lệ phí là bao nhiêu? cơ quan tòa án cấp nào làm việc này? và thời gian giải quyết là bao lâu

     
    4100 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #275852   17/07/2013

    legalconsult
    legalconsult
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2012
    Tổng số bài viết (421)
    Số điểm: 3183
    Cảm ơn: 57
    Được cảm ơn 255 lần


    bebap123 viết:

    Cho em hỏi, nếu muốn nhờ tòa án tuyên chết một người đã mất tích 15 năm thì thủ tục cụ thể bao gồm những gì và lệ phí là bao nhiêu? cơ quan tòa án cấp nào làm việc này? và thời gian giải quyết là bao lâu

    Chào bạn

    Minh xin trả lời bạn như sau:

    Căn cứ theo điều 81 BLDS 2005

    Điều 81. Tuyên bố một người là đã chết 

    1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Toà án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong các trường hợp sau đây:

    a) Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

    b) Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

    c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

    d) Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Bộ luật này.

    Chỉ những người theo quy định tại khoản 1 điều 81 mới có quyền yêu cầu.

    Về thẩm quyền giải quyết:

    Căn cứ theo điểm b, khoản 2, điều 35 BLTTDS 2004 đã được sửa đổi

    2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

    a) Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

    b) Tòa án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;

    Do đó, bạn căn cứ vào hướng dẫn để nộp đơn yêu cầu

    Nội dung đơn: Bạn tham khảo theo hướng dẫn bên dưới

    Điều 312. Đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự

    1. Người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải gửi đơn đến Tòa án có thẩm quyền quy định tại mục 2 Chương III của Bộ luật này.

    2. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:

    a) Ngày, tháng, năm viết đơn;

    b) Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết đơn;

    c) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;

    d) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;

    đ) Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu, nếu có;

    e) Các thông tin khác mà người yêu cầu Xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu;

    g) Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.

    3. Gửi kèm theo đơn yêu cầu là tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. (tài liệu chứng minh đã biệt tích, đã áp dụng các biện pháp tìm kiếm....)

     

    Về lệ phí:

    Căn cứ theo pháp lệnh án phí, lệ phí 2009 thì trường hợp này là việc dân sự, lệ phí là 200,000 VND nhé.

    Trên đây là những lời tư vấn trên lý thuyết, vì mình chưa gặp trường hợp nào thực tế nên ko có kinh nghiệm xương máu nào. Hy vọng là giúp đựơc bạn.

    trân trọng

     
    Báo quản trị |