Thủ tục thuê đất trong đê biển nuôi trồng thủy sản

Chủ đề   RSS   
  • #552266 20/07/2020

    quangkhoi21

    Sơ sinh

    Ninh Bình, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2012
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 2 lần


    Thủ tục thuê đất trong đê biển nuôi trồng thủy sản

    Chào luật sư :

    Tôi muốn thuê đất trong đê biển để nuôi trồng thủy sản cần những thủ tục như thế nào? (Tronng đất vẫn còn cây vẹt trước kia chưa có đê trồng chắn sóng)

     
    2493 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quangkhoi21 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/07/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #552288   20/07/2020

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1614 lần


    Căn cứ Khoản 3 Điều 141 Luật Đất đai 2013 và Khoản 1 Điều 4 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT thì phương thức sử đụng đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển được pháp luật quy định là: Giao đất và Cho thuê quyền sử dụng đất.

    Loại đất này được Nhà nước cho thuê đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, phi nông nghiệp. (Khoản 3 Điều 141 Luật Đất đai 2013).

    Như thông tin đã nêu trên, thẩm quyền cho thuê, thu hồi đất bãi bồi ven sông đất bãi bồi ven biển đất có mặt nước ven biển theo quy định tại điều 59 luật đất đai về “Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất”. Theo đó, thẩm quyền giao, cho thuê đất đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển có thể thuộc về Ủy ban nhân dân xã, Ủy ban nhân dân huyện hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh tùy theo từng đối tượng và trường hợp cụ thể theo luật định.

    Điều 5 thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định thời gian cho thuê đất bãi bồi ven sông đất bãi bồi ven biển được xem xét từ nhu cầu và đối với từng dự án như sau:

    - Thời hạn cho thuê đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất quyết định căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của người thuê đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin thuê đất nhưng phải đảm bảo phù hợp với tiến độ thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch ngành có liên quan (nếu có) đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    - Thời hạn cho thuê đất không quá 50 năm. Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn cho thuê đất không quá 70 năm.

    Khi hết thời hạn thuê đất, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn thuê đất quy định tại Khoản 2 Điều này.

    Hồ sơ bạn cần chuẩn bị:

    + Đơn xin thuê đất

    + Văn bản thoả thuận địa điểm hoặc văn bản cho phép đầu tư hoặc văn bản đồng ý cho xây dựng công trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa điểm đã được xác định

    + Quyết định dự án đầu tư hoặc bản sao giấy phép đầu tư có chứng nhận của tổ chức công chứng

    Nơi thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp quận (huyện)

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/07/2020) quangkhoi21 (27/07/2020)
  • #564777   15/12/2020

    quangkhoi21
    quangkhoi21

    Sơ sinh

    Ninh Bình, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2012
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 2 lần


    Thuê đất nuôi trồng thủy sản!

    Chào luật sư! Cây vẹt chồng chắn sóng ( trước đây cây Vẹt ở ngoài đê, giờ cây Vẹt ở trong) thì cơ quan nào quản lý! Muốn thanh lý cây Vẹt ở trong đê thì làm sao? 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quangkhoi21 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/12/2020)
  • #564877   16/12/2020

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1614 lần


    Cây vẹt chồng chắn sóng thành rừng thì được gọi là Rừng phòng hộ. theo đó rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ đầu nguồn cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng. Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đó sử dụng.

    Phân cấp quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ được quy định tại Điều 7 Quyết định 17/2015/QĐ-TTg về Quy chế quản lý rừng phòng hộ do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:

    1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng phòng hộ trong phạm vi cả nước trên các lĩnh vực sau:

    a) Chỉ đạo lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng, phát triển rừng và sử dụng rừng phòng hộ;

    b) Xây dựng chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện hệ thống pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng phòng hộ;

    c) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các tranh chấp và xử lý các vi phạm trong việc chấp hành pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, phát triển và sử dụng rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật;

    d) Chỉ đạo và hướng dẫn việc thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và lập hồ sơ quản lý rừng phòng hộ;

    đ) Chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật.

    2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà nước về rừng phòng hộ trên địa bàn cấp tỉnh về các lĩnh vực sau:

    a) Tổ chức việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ cấp tỉnh, chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng phòng hộ của địa phương;

    b) Ban hành các văn bản theo thẩm quyền để chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn tỉnh thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng phòng hộ;

    c) Thành lập, sát nhập, chia tách và giải thể các Ban quản lý khu rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật;

    d) Tổ chức việc phân loại rừng, xác định ranh giới, xác lập các khu rừng phòng hộ của địa phương theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

    đ) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ, công nhận quyền sử dụng rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật; việc lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất rừng phòng hộ trên địa bàn;

    e) Tổ chức phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại đối với diện tích rừng phòng hộ ở địa phương; tổ chức mạng lưới bảo vệ rừng phòng hộ, huy động các lực lượng phối hợp với lực lượng kiểm lâm ngăn chặn các hành vi hủy hoại rừng phòng hộ trên phạm vi toàn tỉnh;

    g) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết các tranh chấp và xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, phát triển và sử dụng rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật.

    3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh có trách nhiệm tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về rừng phòng hộ trên các lĩnh vực theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

    4. Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quản lý nhà nước về rừng phòng hộ trên địa bàn về các lĩnh vực sau:

    a) Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ của cấp huyện trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đã được phê duyệt;

    b) Ban hành văn bản theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng và phát triển rừng phòng hộ ở địa phương;

    c) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; phương án giao rừng, cho thuê rừng phòng hộ, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định, hợp đồng về giao rừng, cho thuê rừng, khoán rừng phòng hộ cho tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân (sau đây viết tắt là người được giao, thuê hoặc khoán rừng phòng hộ) trên địa bàn;

    d) Tổ chức thực hiện xác định ranh giới các khu rừng phòng hộ trong phạm vi địa phương;

    đ) Tổ chức thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng phòng hộ trong phạm vi của địa phương;

    e) Tổ chức việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng phòng hộ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn;

    g) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn; xử phạt vi phạm pháp luật theo thẩm quyền.

    5. Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý về rừng phòng hộ trên địa bàn về các lĩnh vực sau:

    a) Chỉ đạo, đôn đốc và hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn;

    b) Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ của địa phương, phương án giao rừng, cho thuê rừng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện;

    c) Thực hiện việc bàn giao rừng phòng hộ tại thực địa cho người được giao, thuê hoặc khoán rừng phòng hộ trên địa bàn và xác nhận ranh giới rừng phòng hộ của các chủ rừng phòng hộ trên thực địa;

    d) Hướng dẫn cộng đồng dân cư thôn xây dựng và thực hiện quy ước quản lý, bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ; tổ chức và huy động lực lượng quần chúng trên địa bàn phối hợp với các lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội trên địa bàn phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm hại đến rừng phòng hộ;

    đ) Kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền;

    e) Trực tiếp tổ chức quản lý những diện tích rừng phòng hộ chưa được giao, cho thuê trên địa bàn xã; trình Ủy ban nhân dân cấp huyện đưa vào sử dụng đối với những diện tích rừng phòng hộ chưa được Nhà nước giao, cho thuê.

    6. Trường hợp khu rừng phòng hộ được thành lập có diện tích nằm trên địa bàn liên huyện, thì việc quản lý khu rừng phòng hộ thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm phối hợp quản lý bảo vệ diện tích rừng phòng hộ trong phạm vi địa giới hành chính.

    7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi trách nhiệm của mình, nếu để xảy ra tình trạng vi phạm Quy chế về quản lý, quy hoạch, đầu tư sai mục đích sử dụng rừng phòng hộ, để xảy ra tình trạng phá rừng trái pháp luật, cháy rừng gây hậu quả nghiêm trọng trên địa bàn mà không có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

    Trên đây là nội dung tư vấn về việc phân cấp quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn có thể liên hệ với chính quyền địa phương để biết thêm chi tiết cụ thể đối với trường hợp của mình.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/12/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.