Thủ tục phân chia di sản thừa kế 2013

Chủ đề   RSS   
  • #272995 02/07/2013

    mongvi188

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2013
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 1519
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 14 lần


    Thủ tục phân chia di sản thừa kế 2013

    Quy định phân chia di sản thừa kế 2013 như sau:

    - Theo quy định của pháp luật, khi một người chết không để lại di chúc, di sản của người đó được chia theo theo quy định của pháp luật về "thừa kế theo pháp luật", tức là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất đều được chia đều.

    - Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm bố, mẹ, vợ, chồng, con của người chết. Trong trường hợp không còn ai ở Hàng thừa kế thứ nhất thì những người thuộc hàng thừa kế thứ 2 mới được nhận di sản, (trường hợp này là rất hiếm gặp).

    - Người được hưởng thừa kế theo pháp luật tiến hàng thủ tục khai nhận di sản thừa kế, hoặc phân chia di sản thừa kế. Mục đích của 2 việc này là chuyển di sản thừa kế của người chết sang 1 hoặc những người thừa kế còn sống.

     Ở mỗi hình thức đều có sự khác nhau:

    - Đối với khai nhận di sản thừa kế:

    + Hình thức này có thể hiểu là tài sản vẫn được giữ nguyên sau khi khai nhận. khối tài sản đó có thể thuộc sở hữu 1 người hoặc một số người thừa kế. Nếu tài sản thuộc một số người thì họ là đồng sở hữu chung hợp nhất.

    + Thủ tục khai nhận, phân chia di sản thừa kế được thực hiện tại các phòng dịch vụ công chứng, Phòng công chứng căn cứ vào đơn yêu cầu và hồ sơ xin khai nhận thừa kế để ra thông báo niêm yết tại trụ sở UBND xã, phường nơi có tài sản hoặc nơi cư trú cuối cùng của người chết.

    - Đối với phân chia di sản thừa kế:

    + Sau khi phân chia, tài sản sẽ được chia cụ thể cho từng người thuộc hàng thừa kế, mỗi người đều có quyền riêng đối với tài sản mà mình được hưởng. Tuy nhiên, đối với trường hợp di sản là Bất động sản, thủ tục này còn phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền (vì có các tỉnh, thành phố đều có quy định diện tích tối thiểu được phép chia tách).

    + Sau một thời gian niêm yết (trước là 30 ngày), nếu không có tranh chấp, kiếu nại gì, Công chứng viên sẽ lập văn bản khai nhận, phân chia di sản thừa kế theo quy định.

    + Việc còn lại là đăng ký sang tên theo quy định.

    1. Đối với các tài sản:

    Yêu cầu đăng ký quyền sở hữu thì khi người để lại di sản thừa kế chết thì những người được hưởng thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật phải thực hiện các thủ tục pháp lý để được xác lập quyền tài sản của mình.

    Những tài sản phải khai nhận, phân chia di sản thừa kế khi người để lại di sản chết bao gồm:

    - Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở

    - Quyền sở hữu phương tiện giao thông như ô tô, xe máy

    - Tài khoản mở tại ngân hàng

    - Cổ phiếu, trái phiếu có ghi danh

    2. Hồ sơ khai nhận, phân chia di sản thừa kế bao gồm:

    - Giấy tờ chứng minh tài sản của người để lại di sản thừa kế

    - Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế

    - Giấy tờ cá nhân của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất

    - Bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi (sổ hộ khẩu, CMND), nếu đã chết thì phải có giấy chứng tử hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền xác nhận đã chết trước thời điểm người để lại di sản thừa kế chết.

    - Con đẻ, con nuôi (sổ hộ khẩu, CMND, giấy khai sinh)

    - Sơ yếu lý lịch của 1 người nói trên có xác nhận của chính quyền địa phương

    - Thời gian niêm yết công khai là 30 ngày, nếu không có khiếu nại gì thì sẽ tiến hành phân chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc phân chia thừa kế theo quy định của pháp luật.

    Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm về dịch vụ tư vấn phân chia di sản về thừa kế của chúng tôi, dịch vụ sẽ luôn đem lại hiểu quả tốt nhất cho bạn.

    Tác giả: Vntuvanluat

    Cập nhật bởi mongvi188 ngày 03/07/2013 08:35:30 SA Cập nhật bởi mongvi188 ngày 03/07/2013 08:34:58 SA Cập nhật bởi mongvi188 ngày 02/07/2013 03:38:58 CH
     
    42517 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #295110   03/11/2013

    sengseng
    sengseng

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chị ơi, cho em hỏi một chút ạ.

    ở trên có đoạn chị viết "khai nhận di sản là hình thức này có thể hiểu là tài sản vẫn được giữ nguyên sau khi khai nhận. khối tài sản đó có thể thuộc sở hữu 1 người hoặc một số người thừa kế. Nếu tài sản thuộc một số người thì họ là đồng sở hữu chung hợp nhất."

    chị có thể cho em biết căn cứ được không ạ.  em không hiểu tại sao ở đây lại là sở hữu chung hợp nhất.

    em nghĩ là phải là sở hữu chung theo phần vì trong luật có quy định những người cùng hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau.

    em cảm ơn ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #453871   19/05/2017

    phapchevinaconex
    phapchevinaconex

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Chị ơi. chị cho em hỏi

    Trong trường hợp thừa kế theo pháp luật có một người thừa kế muốn thỏa thuận để ra một phần làm di sản thờ cúng thì có căn cứ pháp luật nào không ví dụ: án lệ, điều luật không ạ? 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #454196   22/05/2017

    GHLAW
    GHLAW
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 4787
    Cảm ơn: 425
    Được cảm ơn 214 lần


    theo quy định tai luật dân sự 2015 bạn nhé!

    "Điều 656. Họp mặt những người thừa kế

    1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

    a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

    b) Cách thức phân chia di sản.

    2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản."

    Như vậy việc thảo thuận của bạn có tể thỏa thuận tại buổi họp này ghi nhận bằng văn bản.

     
    Báo quản trị |  
  • #454795   27/05/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Theo quy định của pháp luật không phải chỉ có trường hợp người chết không để lại di chúc mới chia thừa kế theo pháp luật, mà còn trường hợp khi có di chúc mà di chúc không hợp pháp, người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc cùng thời điểm với người thừa kế, hoặc người thừa kế theo theo di chúc không có quyền hưởng di sản.

     

     
    Báo quản trị |