Thủ tục nhận chuyển nhượng vốn từ công ty khác của doanh nghiệp FDI

Chủ đề   RSS   
  • #605139 30/08/2023

    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    Thủ tục nhận chuyển nhượng vốn từ công ty khác của doanh nghiệp FDI

    Tình huống đặt ra là chủ sở hữu một công ty TNHH một thành viên (100% vốn trong nước) có nhu cầu chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp cho một công ty khác cũng là công ty TNHH một thành viên có chủ sở hữu là nhà đầu tư nước ngoài thì có cần làm thủ tục đăng ký mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài hay không?
     
    Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
     
    Liên quan vấn đề này, tại Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 đã quy định rằng doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
     
    - Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
     
    - Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
     
    - Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại trường hợp đầu tiên nêu ở trên nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
     
    Do đó, khi doanh nghiệp có chủ sở hữu là nhà đầu tư nước ngoài (năm hơn 50% vốn điều lệ) đã thuộc trường hợp đầu tiên nêu trên. Vì vậy, khi thực hiện các hoạt động mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài này phải thực hiện giống như nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ khi nào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà không đạt các tỉ lệ nêu trên thì việc đầu tư được xem như nhà đầu tư trong nước thông thường khác.
     
    Đầu tư theo hình thức mua phần vốn góp của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
     
    Do doanh nghiệp có chủ sở hữu là nhà đầu tư nước ngoài nên như đã nêu ở phần trước, thủ tục mua phần vốn góp tại công ty khác của doanh nghiệp này áp dụng như đối với nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể là tại Khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư 2020 nêu rõ đơn vị sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
     
    - Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;
     
    - Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư 2020 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;
     
    - Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
     
    Căn cứ các quy định trên thì khi mua lại 100% vốn của doanh nghiệp nội địa, công ty có vốn đầu tư nước ngoài này phải thực hiện thủ tục đăng ký mua phần vốn góp. Thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức mua phần vốn góp đối với nhà đầu tư nước ngoài được hướng dẫn bởi Điều 66 Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư.
     
    616 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận